Yêu cầu kỹ thuật của bơm ly tâm chữa cháy loại khiêng tay loại động cơ đốt trong sẽ được quy định như thế nào?
Yêu cầu kỹ thuật của bơm ly tâm chữa cháy loại khiêng tay loại động cơ đốt trong sẽ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiết 6.2.1 tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12110:2018 về Phòng cháy chữa cháy - Bơm ly tâm chữa cháy loại khiêng tay dùng động cơ đốt trong - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra như sau:
Yêu cầu kỹ thuật
...
6.2 Yêu cầu kỹ thuật của động cơ và các hệ thống cơ bản của động cơ
6.2.1 Loại động cơ: Động cơ đốt trong.
6.2.2 Hệ thống nhiên liệu phải phù hợp các yêu cầu sau:
a) Có thiết bị báo nhiên liệu;
b) Có bộ lọc nhiên liệu;
c) Không bị ăn mòn, không rò rỉ;
d) Bình chứa nhiên liệu phải đảm bảo dung tích để duy trì cho bơm chữa cháy hoạt động liên tục tối thiểu 30 min với công suất tối đa.
6.2.3 Hệ thống làm mát của động cơ phải đảm bảo yêu cầu làm việc của bơm chữa cháy trong mọi điều kiện và không vượt quá nhiệt độ cho phép do nhà sản xuất công bố (nếu có).
6.2.4 Hệ thống điện phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Dây điện phải được bọc cách điện. Dây điện phải chịu được nhiệt độ và độ ẩm. Dây điện phải được bảo vệ và kẹp giữ chắc chắn ở các vị trí trên bơm chữa cháy tránh được các hư hỏng bị cắt, mài hay cọ xát;
b) Các giắc nối, đầu nối và công tắc điện phải được cách điện;
c) Ắc quy phải được lắp đặt chắc chắn, có điện áp định mức là 12 V, dung lượng không nhỏ hơn 16 Ah;
d) Khởi động động cơ: Bằng tay, hoặc cả bằng tay và bằng điện.
6.2.5 Có thiết bị giảm âm trong quá trình hoạt động. Mức áp suất âm (hay áp suất âm thanh) cực đại không vượt quá 115 dBA[1].
6.2.6 Đặc tính kỹ thuật của động cơ bơm chữa cháy phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Công suất, tiêu hao nhiên liệu và dầu bôi trơn của động cơ bơm chữa cháy theo điều 5 TCVN 7144-1: 2008 (ISO 3046-1: 2002);
b) Hệ thống điều khiển tốc độ của động cơ bơm chữa cháy theo điều 4, 5 và 6 TCVN 7144-4:2013 (ISO 3046-4: 2009);
c) Chống vượt tốc theo điều 5 và điều 6 TCVN 7144-6:2002 (ISO 3046-6:1990).
...
Như vậy, theo quy định trên thì yêu cầu kỹ thuật của động cơ bơm ly tâm chữa cháy loại khiêng tay sẽ như sau:
- Loại động cơ: Động cơ đốt trong.
Hệ thống nhiên liệu phải phù hợp các yêu cầu sau:
+ Có thiết bị báo nhiên liệu;
+ Có bộ lọc nhiên liệu;
+ Không bị ăn mòn, không rò rỉ;
+ Bình chứa nhiên liệu phải đảm bảo dung tích để duy trì cho bơm chữa cháy hoạt động liên tục tối thiểu 30 min với công suất tối đa.
- Hệ thống làm mát của động cơ phải đảm bảo yêu cầu làm việc của bơm chữa cháy trong mọi điều kiện và không vượt quá nhiệt độ cho phép do nhà sản xuất công bố (nếu có).
- Hệ thống điện phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Dây điện phải được bọc cách điện. Dây điện phải chịu được nhiệt độ và độ ẩm. Dây điện phải được bảo vệ và kẹp giữ chắc chắn ở các vị trí trên bơm chữa cháy tránh được các hư hỏng bị cắt, mài hay cọ xát;
+ Các giắc nối, đầu nối và công tắc điện phải được cách điện;
+ Ắc quy phải được lắp đặt chắc chắn, có điện áp định mức là 12 V, dung lượng không nhỏ hơn 16 Ah;
+ Khởi động động cơ: Bằng tay, hoặc cả bằng tay và bằng điện.
- Có thiết bị giảm âm trong quá trình hoạt động. Mức áp suất âm (hay áp suất âm thanh) cực đại không vượt quá 115 dBA[1].
- Đặc tính kỹ thuật của động cơ bơm chữa cháy phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Công suất, tiêu hao nhiên liệu và dầu bôi trơn của động cơ bơm chữa cháy theo điều 5 TCVN 7144-1: 2008 (ISO 3046-1: 2002);
+ Hệ thống điều khiển tốc độ của động cơ bơm chữa cháy theo điều 4, 5 và 6 TCVN 7144-4:2013 (ISO 3046-4: 2009);
+ Chống vượt tốc theo điều 5 và điều 6 TCVN 7144-6:2002 (ISO 3046-6:1990).
Bơm ly tâm (Hình từ Internet)
Yêu cầu kỹ thuật bơm nước chữa cháy và hệ thống phục vụ cho bơm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiết 6.3.6 tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12110:2018 về Phòng cháy chữa cháy - Bơm ly tâm chữa cháy loại khiêng tay dùng động cơ đốt trong - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra như sau:
Yêu cầu kỹ thuật
...
6.3 Yêu cầu kỹ thuật bơm nước chữa cháy và hệ thống phục vụ cho bơm
...
6.3.6 Bơm mồi nước phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
a) Thời gian hút chân không mồi nước không lớn hơn 30 s ở chiều sâu hút tối thiểu 7000 mm;
b) Chiều sâu hút nước lớn nhất không nhỏ hơn 7500 mm;
c) Bơm mồi phải ngắt được sau khi hoàn thành quá trình mồi nước (dùng tay hoặc tự động).
Như vậy, yêu cầu kỹ thuật bơm ly tâm chữa cháy loại khiêng tay và hệ thống phục vụ cho bơm cần phải đảm bảo:
+ Thời gian hút chân không mồi nước không lớn hơn 30 s ở chiều sâu hút tối thiểu 7000 mm;
+ Chiều sâu hút nước lớn nhất không nhỏ hơn 7500 mm;
+ Bơm mồi phải ngắt được sau khi hoàn thành quá trình mồi nước (dùng tay hoặc tự động).
Yêu cầu kỹ thuật cho họng phun của bơm ly tâm chữa cháy loại khiêng tay như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiết 6.3.5 tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12110:2018 về Phòng cháy chữa cháy - Bơm ly tâm chữa cháy loại khiêng tay dùng động cơ đốt trong - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra như sau:
6.3 Yêu cầu kỹ thuật bơm nước chữa cháy và hệ thống phục vụ cho bơm
...
6.3.5 Họng phun của bơm phải phù hợp với đầu nối phun. Đầu nối phun có đường kính trong theo quy định Bảng 2 và phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 5739:1993.
...
Theo đó, yêu cầu kỹ thuật cho họng phun của bơm ly tâm chữa cháy loại khiêng tay sẽ phải phải phù hợp với đầu nối phun. Đầu nối phun có đường kính trong theo quy định Bảng 2 và phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 5739:1993.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?