Yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện trong trường hợp nào?

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong trường hợp nào? Khi nào đơn vị có hoạt động biểu diễn nghệ thuật bị dừng có thể tiếp tục tổ chức hoạt động biểu diễn? Câu hỏi của anh Trọng (Nam Định).

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về việc dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật như sau:

Dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật bằng văn bản đối với một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm quy định tại Điều 3 Nghị định này;
b) Không thông báo hoặc chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định tại Nghị định này;
c) Vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp.

Đồng thời tại Điều 3 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Quy định cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn
1. Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
3. Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại.
4. Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.

Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong các trường hợp sau:

- Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Xâm phạm an ninh quốc gia;

+ Phủ nhận thành tựu cách mạng;

+ Xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân;

+ Phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

+ Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo;

+ Phân biệt chủng tộc;

+ Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

- Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại.

- Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.

- Không thông báo hoặc chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định tại Nghị định này;

- Vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp.

Yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện trong trường hợp nào?

Yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện trong trường hợp nào? (hình từ Internet)

Khi nào đơn vị có hoạt động biểu diễn nghệ thuật bị dừng có thể tiếp tục tổ chức hoạt động biểu diễn?

Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật
...
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật là cơ quan tiếp nhận thông báo hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận quy định tại Nghị định này.
3. Văn bản yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật phải nêu rõ lý do, thời điểm dừng.
4. Tổ chức, cá nhân phải dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kịp thời khắc phục hậu quả. Trường hợp tiếp tục thực hiện hoạt động biểu diễn nghệ thuật, tổ chức, cá nhân có văn bản đề xuất phương án tiếp tục tổ chức gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định và thông báo kết quả bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân liên quan biết, thực hiện.

Chiếu theo quy định này, đơn vị có hoạt động biểu diễn nghệ thuật bị dừng có thể tiếp tục tổ chức hoạt động biểu diễn nếu thỏa các điều kiện sau:

- Kịp thời khắc phục hậu quả liên quan đến việc dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật;

- Có văn bản đề xuất phương án tiếp tục tổ chức gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trách nhiệm của đơn vị bị dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật được quy định ra sao?

Theo khoản 6 Điều 17 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật
...
6. Tổ chức, cá nhân bị dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật và chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.

Đối chiếu quy định này thì đơn vị bị dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật có trách nhiệm công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật và chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.

Biểu diễn nghệ thuật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng mà không được CQNN có thẩm quyền cho phép sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Biểu diễn nghệ thuật có hành vi xuyên tạc lịch sử sẽ bị yêu cầu dừng hoạt động, kịp thời khắc phục hậu quả?
Pháp luật
Concert là gì? Tổ chức concert có bắt buộc liệt kê tất cả bài hát sẽ được biểu diễn khi xin giấy phép không?
Pháp luật
Bị đình chỉ biểu diễn nghệ thuật tại Việt Nam do sai phạm về trang phục thì có được biểu diễn ở nước ngoài không?
Pháp luật
Điều kiện tổ chức biểu diễn nghệ thuật có bán vé là gì? Hồ sơ và thủ tục cấp văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật như thế nào?
Pháp luật
Ca sĩ trình diễn những bài hát chứa từ ngữ dung tục, trái thuần phong mỹ tục Việt Nam thì có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Cá nhân biểu diễn nghệ thuật có động tác nhạy cảm có vi phạm quy định pháp luật không? Có bị dừng hoạt động biểu diễn không?
Pháp luật
Doanh nghiệp tổ chức biểu diễn nghệ thuật có quyền thụ hưởng các lợi ích hợp pháp từ việc tổ chức biểu diễn nghệ thuật hay không?
Pháp luật
Nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật có nội dung xuyên tạc chủ quyền lãnh thổ quốc gia thì bị phạt bao nhiêu tiền? 
Pháp luật
Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền nhận lưu chiểu bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích thương mại là gì?
Pháp luật
Hát tuồng là gì? Nhà hát tuồng Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp những tổ chức nào và có nhiệm vụ gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biểu diễn nghệ thuật
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
922 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biểu diễn nghệ thuật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biểu diễn nghệ thuật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào