Yêu cầu chung về phòng cháy chữa cháy trong hầm đường bộ? Giải pháp thoát nạn trong hầm đường bộ?

Yêu cầu chung về phòng cháy chữa cháy trong hầm đường bộ được quy định thế nào? Giải pháp thoát nạn khi có sự cố cháy nổ trong hầm đường bộ? Hầm đường bộ phải có bao nhiêu phương án phát hiện cháy độc lập?

Yêu cầu chung về phòng cháy chữa cháy trong hầm đường bộ?

Yêu cầu chung về phòng cháy chữa cháy trong hầm đường bộ được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13878:2023 về Phòng cháy chữa cháy - Hầm đường bộ - Yêu cầu thiết kế, cụ thể như sau:

(1) Hầm phải có giải pháp để ngăn chặn sự sụp đổ của các cấu kiện và sự hỏng hóc của cơ cấu treo, đỡ các thiết bị và hệ thống phía trên của hầm dưới tác động của đám cháy và sự lan truyền các yếu tố nguy hiểm cháy của đám cháy, bảo đảm các yêu cầu sau:

- Hỗ trợ khả năng tiếp cận của lực lượng chữa cháy;

- Giảm thiểu thiệt hại về kinh tế;

- Giảm nhẹ hư hại của kết cấu.

(2) Cấu kiện, mối nối giữa các cấu kiện, kết cấu của vỏ hầm phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn R 120.

(3) Các gian phòng kỹ thuật, phòng trực điều khiển phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng cấu kiện có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn El 120.

(4) Tường của đường thoát nạn, cầu thang, buồng thang bộ phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn REI 120.

(5) Các vách ngăn của hầm cáp điện có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn El 45. Cửa ra vào hầm cáp điện có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn El 30.

(6) Các cửa trên tường ngăn cháy, cửa trên lối thoát nạn trong hầm có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn El 60.

(7) Các cơ cấu đỡ, buộc, neo giữ thiết bị với kết cấu phía trên đường ô tô và đường đi bộ phải bảo đảm khả năng neo giữ trong điều kiện nhiệt độ tối thiểu 450 °C trong thời gian không nhỏ hơn 120 min.

(8) Khi bố trí các đường ống kỹ thuật, đường cáp đi xuyên qua kết cấu tường, sàn, vách ngăn cháy, thì chỗ tiếp giáp giữa các đường ống, đường cáp với các kết cấu này phải được chèn bịt hoặc xử lý thích hợp để không làm giảm các chỉ tiêu kỹ thuật về cháy theo yêu cầu của kết cấu.

Yêu cầu chung về phòng cháy chữa cháy trong hầm đường bộ? Giải pháp thoát nạn trong hầm đường bộ?

Yêu cầu chung về phòng cháy chữa cháy trong hầm đường bộ? (Hình từ Internet)

Giải pháp thoát nạn khi có sự cố cháy nổ trong hầm đường bộ?

Giải pháp thoát nạn khi có sự cố cháy nổ trong hầm đường bộ được hướng dẫn tại Mục 14 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13878:2023 về Phòng cháy chữa cháy - Hầm đường bộ - Yêu cầu thiết kế như sau:

(1) Lối thoát nạn:

- Lối thoát nạn phải được bố trí dọc theo hầm.

- Khoảng cách giữa 02 lối thoát nạn dọc theo chiều dài hầm không lớn hơn 300 m.

- Chiều cao thông thủy của lối ra thoát nạn phải không nhỏ hơn 1,9 m, chiều rộng thông thủy không nhỏ hơn 1 m.

- Hầm có 02 đường hầm liền kề có lối đi cắt ngang (hầm ngang), cho phép sử dụng hầm ngang là lối ra thoát nạn và bảo đảm các yêu cầu sau:

+ Lối đi này phải dẫn trực tiếp vào đường thoát nạn của hầm lân cận;

+ Phải được ngăn cách với đường hầm bằng kết cấu ngăn cháy;

+ Cửa ngăn cháy được lắp đặt tại lối thông trong hầm ngang;

+ Phải đảm bảo cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động.

(2) Đường thoát nạn

- Đường thoát nạn dọc theo chiều dài hầm phải cao hơn mặt đường xe chạy 15 cm.

- Chiều rộng thông thủy đường thoát nạn không được nhỏ hơn 1,2 m chiều cao thông thủy không nhỏ hơn 1,9 m và dẫn trực tiếp đến lối thoát nạn và phải được bảo vệ khỏi ảnh hưởng của giao thông trong hầm.

- Khi đường thoát nạn được ngăn cách với đường ô tô, kết cấu này phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn El 120.

- Khi cửa hầm nằm dưới cao độ mặt đất thì phải bố trí các cầu thang, đường dốc để thoát nạn lên mặt đất.

- Mặt đường trong hầm khi có hệ thống quản lý phương tiện có thể được coi là một phần của đường thoát nạn.

(3) Mặt đường đi của đường thoát nạn và lối thoát nạn phải bảo đảm chống trượt.

(4) Cửa thoát nạn

- Cửa thoát nạn phải bảo đảm khả năng bảo vệ chống cháy và duy trì việc tăng áp của đường thoát nạn.

- Cửa thoát nạn phải mở theo chiều thoát nạn. Cho phép dùng cửa trượt ngang để thoát nạn khi có biển nhận biết loại cửa và hướng mở cửa.

- Lực để mở cửa đến vị trí rộng tối đa phải nhỏ nhất có thể và không được lớn hơn 222 N. Lực mở cửa không được lớn hơn trong mọi trường hợp áp suất thay đổi.

- Cửa thoát nạn và phụ kiện phải được thiết kế để chịu được áp suất âm và áp suất dương tạo bởi phương tiện di chuyển trong hầm.

- Cửa thoát nạn phải có cơ cấu tự động đóng, không phụ thuộc vào nguồn điện bên ngoài.

Hầm đường bộ phải có bao nhiêu phương án phát hiện cháy độc lập?

Căn cứ tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13878:2023 về Phòng cháy chữa cháy - Hầm đường bộ - Yêu cầu thiết kế quy định như sau:

Phát hiện và báo cháy
5.1 Hầm có chiều dài từ 500 m trở lên phải có ít nhất 02 phương án phát hiện cháy độc lập, trong đó:
5.1.1 Phương án thứ nhất là hệ thống báo cháy.
5.1.2 Phương án thứ 2 là sử dụng hệ thống màn hình giám sát của thiết bị đo lưu lượng phương tiện giao thông hoặc camera giám sát để phát hiện cháy trong hầm khi hệ thống có người thường trực.
5.2 Đường ô tô, các gian phòng kỹ thuật (phòng đặt máy biến áp, máy phát điện, phân phối điện; phòng đặt máy bơm chữa cháy, phòng thông gió, kho vật tư, hàng hóa...) mương cáp, hầm cáp trong hầm phải trang bị hệ thống báo cháy tự động.
...

Theo đó, hầm đường bộ có chiều dài từ 500 m trở lên phải có ít nhất 02 phương án phát hiện cháy độc lập, trong đó:

- Phương án thứ nhất là hệ thống báo cháy.

- Phương án thứ 2 là sử dụng hệ thống màn hình giám sát của thiết bị đo lưu lượng phương tiện giao thông hoặc camera giám sát để phát hiện cháy trong hầm khi hệ thống có người thường trực.

Phòng cháy chữa cháy Tải trọn bộ các quy định về Phòng cháy chữa cháy hiện hành
Hầm đường bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chủ đầu tư có được yêu cầu nhà thầu cung cấp hồ sơ năng lực phòng cháy chữa cháy?
Pháp luật
Thời hạn chứng chỉ Phòng cháy chữa cháy hiện nay theo quy định pháp luật là trong bao lâu? Có xin làm tình nguyện trong hoạt động phòng cháy chữa cháy được hay không?
Pháp luật
Danh mục số lượng phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho 01 đội PCCC cơ sở theo Thông tư 55/2024 thế nào?
Pháp luật
Tải về Danh mục số lượng phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho 01 đội PCCC chuyên ngành theo Thông tư 55/2024 ở đâu?
Pháp luật
Gọi điện báo cháy số nào? Gọi xe đến chữa cháy có tốn tiền không? Báo cháy chậm trễ hay báo cháy giả bị phạt thế nào?
Pháp luật
Nhà chung cư bị cháy có bắt buộc phải phá dỡ hay không? Yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy đối với nhà chung cư là gì?
Pháp luật
Kinh doanh spa, massage có yêu cầu phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự hay Giấy phép về phòng cháy chữa cháy không?
Pháp luật
Cháy nhà chung cư phải gọi số nào? Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy với chung cư như thế nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Ban hành Thông tư 55/2024 sửa đổi, bổ sung các Thông tư liên quan đến phòng cháy và chữa cháy đúng không?
Pháp luật
Thủ tục xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy để mở tiệm cầm đồ cần thực hiện theo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Phương án phòng cháy chữa cháy rừng quy định thế nào? Khi lập dự án phát triển rừng, giải pháp phòng cháy chữa cháy phải bảo đảm nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng cháy chữa cháy
480 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng cháy chữa cháy Hầm đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng cháy chữa cháy Xem toàn bộ văn bản về Hầm đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào