Yêu cầu chung về hồ sơ thiết kế các công trình thủy lợi xây dựng mới hoặc sửa chữa nâng cấp là gì?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau theo quy định của pháp luật thì yêu cầu chung về hồ sơ thiết kế các công trình thủy lợi xây dựng mới hoặc sửa chữa nâng cấp là gì? Câu hỏi của anh K.L.A đến từ TP.HCM.

Yêu cầu chung về hồ sơ thiết kế các công trình thủy lợi xây dựng mới hoặc sửa chữa nâng cấp là gì?

Yêu cầu chung về hồ sơ thiết kế các công trình thủy lợi xây dựng mới hoặc sửa chữa nâng cấp được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12846:2020 về Công trình thủy lợi - Thành phần, nội dung lập thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công; cụ thể như sau:

- Các tài liệu cơ bản được sử dụng trong hồ sơ thiết kế phải do các tổ chức có tư cách pháp nhân lập và cung cấp theo đúng thành phần, nội dung và khối lượng yêu cầu.

- Ưu tiên lựa chọn áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, phù hợp điều kiện tự nhiên và xã hội khu vực xây dựng; đảm bảo an toàn, mỹ quan; dễ dàng, thuận lợi trong quản lý, vận hành; bảo vệ sức khỏe cho con người và động vật, bảo vệ môi trường sinh thái; sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

- Đối với các công trình sửa chữa, nâng cấp phải có phân tích, kết luận về hiện trạng của công trình, đánh giá mức độ hư hỏng trên cơ sở số liệu điều tra, khảo sát thực tế.

- Các kết quả nghiên cứu, tính toán phải có sự phù hợp với thiết kế cơ sở đã được phê duyệt. Trong trường hợp có những thay đổi so với thiết kế cơ sở, cần phải trình bày các luận chứng khoa học và phân tích so sánh kinh tế - kỹ thuật xác đáng.

- Các báo cáo, thuyết minh phải phản ánh trung thực; có nhận xét, đánh giá về những vấn đề được nghiên cứu, thiết kế và nêu các kiến nghị (nếu có).

- Báo cáo chính phải viết chặt chẽ, súc tích, có phân tích, bình luận và lựa chọn; phản ánh trung thực, đầy đủ, chính xác nội dung, các số liệu, tài liệu ở các bản vẽ (giải thích những nội dung mà bản vẽ chưa thể hiện được) và các báo cáo chuyên ngành.

- Báo cáo tóm tắt cần viết ngắn gọn nhưng phải nêu tóm tắt được những nội dung chủ yếu của thiết kế, phản ánh trung thực nội dung báo cáo chính và các báo cáo chuyên ngành.

- Báo cáo chuyên ngành phải phản ánh đầy đủ và cụ thể nội dung nghiên cứu của từng ngành chuyên môn tương ứng có liên quan để phục vụ cho việc lập thiết kế; là căn cứ để lập báo cáo chính; đảm bảo tính trung thực và chính xác của các số liệu, tài liệu và kết quả tính toán.

- Bản vẽ phải thể hiện đầy đủ các phương án bố trí tổng thể công trình đầu mối và hệ thống đường dẫn, chi tiết kết cấu, kiến trúc các hạng mục công trình, hệ thống thiết bị trong công trình, các kết cấu kim loại chủ yếu, hệ thống công trình phục vụ công tác quản lý, bảo trì, các công trình bảo vệ môi trường, biện pháp và tổ chức xây dựng.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/PTT/08012024/yeu-cau-chung-ve-ho-so-thiet-ke-cac-cong-trinh-thuy-loi-xay-dung-.jpg

Yêu cầu chung về hồ sơ thiết kế các công trình thủy lợi xây dựng mới hoặc sửa chữa nâng cấp là gì? (Hình từ Internet)

Thành phần hồ sơ thiết kế kỹ thuật đối với dự án thiết kế ba bước công trình thủy lợi xây dựng mới hoặc sửa chữa nâng cấp là gì?

Thành phần hồ sơ thiết kế kỹ thuật (đối với các dự án thiết kế ba bước) các công trình thủy lợi xây dựng mới hoặc sửa chữa nâng cấp được quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12846:2020 về Công trình thủy lợi - Thành phần, nội dung lập thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công; cụ thể như sau:

- Báo cáo chính;

- Báo cáo tóm tắt;

- Các báo cáo chuyên ngành: Địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn, thủy lực, thủy năng, thí nghiệm mô hình, tính toán thủy nông - yêu cầu nước, thiết kế công trình, thiết kế cơ khí, thiết kế điện, tổ chức biện pháp xây dựng, quy trình kỹ thuật quản lý vận hành và bảo trì công trình. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và quy mô của từng công trình để lập một số hoặc đầy đủ các báo cáo chuyên ngành nêu trên;

CHÚ THÍCH:

+ Các báo cáo chuyên ngành có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về phương pháp luân, kết quả tính toán, có thể lập chung hoặc tách riêng tùy vào mức độ nghiên cứu và quy mô dự án.

+ Đối với công trình từ cấp III trở xuống, các báo cáo chuyên ngành có thể lập chung vào báo cáo chính hoặc tách riêng tùy theo khối lượng nghiên cứu, tính toán của các chuyên ngành đó.

- Phụ lục tính toán;

- Các tập bản vẽ: Địa hình; địa chất; hiện trạng công trình (đối với công trình sửa chữa, nâng cấp); thiết kế công trình; thiết kế cơ khí, điện (nếu có), thiết kế tổ chức xây dựng và biện pháp thi công;

- Dự toán xây dựng công trình;

- Chỉ dẫn kỹ thuật thi công (nếu có yêu cầu).

Thành phần hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án thiết kế hai bước và ba bước công trình thủy lợi xây dựng mới hoặc sửa chữa nâng cấp là gì?

Thành phần hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án thiết kế hai bước và ba bước công trình thủy lợi xây dựng mới hoặc sửa chữa nâng cấp được quy định tại tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12846:2020 về Công trình thủy lợi - Thành phần, nội dung lập thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công; cụ thể như sau:

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công phải bao gồm (quy định chung cho thiết kế hai bước và thiết kế ba bước):

- Thuyết minh thiết kế.

- Các báo cáo chuyên ngành: Địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn, thủy lực hệ thống đường dẫn / sông ngòi, thí nghiệm mô hình, thí nghiệm cấp phối vật liệu, thí nghiệm cấp phối bê tông, thí nghiệm hiện trường, thiết kế công trình, thiết kế cơ khí, thiết kế điện, tổ chức và biện pháp xây dựng. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và quy mô của từng công trình để lập một số hoặc đầy đủ các báo cáo chuyên ngành.

- Phụ lục tính toán.

- Các tập bản vẽ.

- Dự toán xây dựng công trình.

- Chỉ dẫn kỹ thuật thi công.

- Quy trình kỹ thuật quản lý, vận hành và bảo trì công trình.

- Quy trình vận hành điều tiết (đối với công trình có hồ chứa).

- Phương án phòng, chống thiên tai trong quá trình thi công.

Công trình thủy lợi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Công trình thủy lợi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc tổng hợp, thống kê số liệu các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi dựa vào đâu?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất gồm những gì?
Pháp luật
Thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ gia hạn giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trong công trình thủy lợi gồm những gì? Trình tự, thủ tục gia hạn giấy phép được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi sẽ gồm những gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8412:2020 quy định tài liệu cơ bản lập quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi?
Pháp luật
Khi tính toán kết cấu theo độ tin cậy của công trình thủy lợi phải bảo đảm những yêu cầu chung gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10397:2015 yêu cầu về đo đạc khi thi công đối với công trình thủy lợi ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10396:2015 đưa ra yêu cầu chung về kỹ thuật trong thiết kế đập hỗn hợp đất đá của công trình thủy lợi như thế nào?
Pháp luật
Dẫn dòng thi công công trình thủy lợi là gì? Thiết kế dẫn dòng thi công phải đảm bảo những yêu cầu chung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình thủy lợi
344 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình thủy lợi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào