Yêu cầu chứng thực là gì? Việc gửi văn bản yêu cầu chứng thực giữa các cơ quan tổ chức được thực hiện như thế nào?
- Yêu cầu chứng thực là gì? Việc gửi văn bản yêu cầu chứng thực giữa các cơ quan tổ chức được thực hiện như thế nào?
- Việc gửi yêu cầu chứng thực giữa cơ quan chuyên trách với Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số được thực hiện qua hệ thống nào?
- Việc cấp chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký số phát hành Hộ chiếu có gắn chíp điện tử sẽ diễn ra như thế nào?
Yêu cầu chứng thực là gì? Việc gửi văn bản yêu cầu chứng thực giữa các cơ quan tổ chức được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 68/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Thiết bị lưu khóa bí mật là thiết bị vật lý chuyên dụng chứa khóa bí mật của thuê bao.
6. Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp là cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng trực tiếp quản lý thuê bao sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ.
7. Yêu cầu chứng thực là các yêu cầu cấp mới, gia hạn, thay đổi nội dung thông tin, thu hồi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ và khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật.
...
Cùng với đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 68/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Gửi, nhận văn bản yêu cầu chứng thực, thiết bị lưu khóa bí mật
1. Gửi, nhận văn bản yêu cầu chứng thực giữa cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp và Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ được thực hiện bằng văn bản điện tử đã ký số theo quy định của pháp luật về công tác văn thư qua Hệ thống thông tin đăng ký, quản lý yêu cầu chứng thực hoặc Trục liên thông văn bản quốc gia.
2. Gửi, nhận thiết bị lưu khóa bí mật giữa thuê bao, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp, Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ được thực hiện bằng phương thức trực tiếp hoặc thông qua Tổ chức cơ yếu hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật.
Theo đó, yêu cầu chứng thực là các yêu cầu cấp mới, gia hạn, thay đổi nội dung thông tin, thu hồi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ và khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật.
Ngoài ra, việc gửi văn bản yêu cầu chứng thực giữa cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp và Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ được thực hiện bằng văn bản điện tử đã ký số theo quy định của pháp luật về công tác văn thư qua Hệ thống thông tin đăng ký, quản lý yêu cầu chứng thực hoặc Trục liên thông văn bản quốc gia.
Yêu cầu chứng thực là gì? Việc gửi văn bản yêu cầu chứng thức giữa các cơ quan tổ chức được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc gửi yêu cầu chứng thực giữa cơ quan chuyên trách với Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số được thực hiện qua hệ thống nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 24 Nghị định 68/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Đăng ký, gửi, nhận yêu cầu chứng thực
1. Đăng ký dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ
Cơ quan đăng ký dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ phát hành, kiểm tra hộ chiếu có gắn chíp điện tử là tổ chức trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao (sau đây gọi chung là Cơ quan chuyên trách) làm nhiệm vụ quản lý, kiểm soát việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú theo quy định của pháp luật.
2. Gửi, nhận yêu cầu chứng thực
Việc gửi, nhận yêu cầu chứng thực giữa Cơ quan chuyên trách; các Tổ chức cơ yếu trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao với Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ được thực hiện qua Hệ thống quản trị vòng đời chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ công tác phát hành, quản lý hộ chiếu có gắn chíp điện tử.
Như vậy, việc gửi yêu cầu chứng thực giữa Cơ quan chuyên trách với Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ được thực hiện qua Hệ thống quản trị vòng đời chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ công tác phát hành, quản lý hộ chiếu có gắn chíp điện tử.
Việc cấp chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký số phát hành Hộ chiếu có gắn chíp điện tử sẽ diễn ra như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 68/2024/NĐ-CP quy định như sau:
- Cơ quan chuyên trách thực hiện sinh khóa, tạo yêu cầu chứng thực DS, sử dụng chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của tổ chức ký số lên yêu cầu chứng thực DS gửi Tổ chức cơ yếu trực thuộc Bộ chủ quản;
- Ngay khi tiếp nhận yêu cầu chứng thực DS hợp lệ, Tổ chức cơ yếu trực thuộc Bộ chủ quản có trách nhiệm sử dụng chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của tổ chức ký số lên yêu cầu chứng thực và gửi Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ;
- Ngay khi tiếp nhận yêu cầu chứng thực hợp lệ, Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ có trách nhiệm tạo chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ DS và gửi kết quả về Cơ quan chuyên trách; đồng thời, thông báo cho Tổ chức cơ yếu trực thuộc Bộ chủ quản biết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?