Xuất khẩu nguồn gen vật nuôi quý, hiếm trái pháp luật bị xử phạt như thế nào? Hồ sơ trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm bao gồm những giấy tờ gì?
Xuất khẩu nguồn gen vật nuôi quý, hiếm trái pháp luật bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại Điều 12 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi
...
4. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.
5. Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.
6. Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
…
Theo Điều 6 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi như sau:
Vi phạm quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác nguồn gen giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn không đúng với nội dung được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác nguồn gen giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi giết thịt, mua bán, tiêu hủy, xuất khẩu, sử dụng nguồn gen giống vật nuôi mới phát hiện mà chưa có kết quả thẩm định, đánh giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
6. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Như vậy, xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm là hành vi trái pháp luật, mức xử phạt vi phạm hành chính từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Có thể phạt bổ sung là tịch thu tang vật.
Lưu ý: mức xử phạt trên áp dụng đối với cá nhân nếu cá nhân có hành vi trên thì bị phạt gấp 2 lần cá nhân.
Xuất khẩu nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm trái pháp luật bị xử phạt như thế nào? (hình từ internet)
Nội dung thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi là gì?
Theo Điều 14 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi như sau:
Thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi
1. Tổ chức, cá nhân thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Nội dung thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi bao gồm:
a) Điều tra, khảo sát và thu thập nguồn gen giống vật nuôi;
b) Đánh giá nguồn gen giống vật nuôi theo các chỉ tiêu sinh học và giá trị sử dụng;
c) Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn gen giống vật nuôi;
d) Bảo vệ và duy trì nguồn gen giống vật nuôi;
đ) Sử dụng nguồn gen giống vật nuôi đã được đánh giá, xác định giá trị sử dụng vào hoạt động chọn, tạo và nhân giống vật nuôi.
3. Phương thức bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.
Như vậy, nội dung thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi bao gồm:
- Điều tra, khảo sát và thu thập nguồn gen giống vật nuôi;
- Đánh giá nguồn gen giống vật nuôi theo các chỉ tiêu sinh học và giá trị sử dụng;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn gen giống vật nuôi;
- Bảo vệ và duy trì nguồn gen giống vật nuôi;
- Sử dụng nguồn gen giống vật nuôi đã được đánh giá, xác định giá trị sử dụng vào hoạt động chọn, tạo và nhân giống vật nuôi.
Hồ sơ trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm bao gồm những giấy tờ gì?
Theo Điều 16 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về trình tự, thủ tục trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm như sau:
Trình tự, thủ tục trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm nộp 01 bộ hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Hồ sơ trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm bao gồm:
a) Đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm;
b) Lý lịch nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm cần trao đổi;
c) Các văn bản có liên quan đến trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, thẩm định và quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do.
Hồ sơ trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm;
- Lý lịch nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm cần trao đổi;
- Các văn bản có liên quan đến trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?