Xuất cấp hàng dự trữ quốc gia là gì? Tổ chức được giao nhiệm vụ xuất cấp hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm gì?
Xuất cấp hàng dự trữ quốc gia là gì?
Xuất cấp hàng dự trữ quốc gia được giải thích tại khoản 12 Điều 4 Luật Dự trữ quốc gia 2012 dưới đây:
Dự trữ quốc gia là dự trữ vật tư, thiết bị, hàng hóa do Nhà nước quản lý, nắm giữ.
Hoạt động dự trữ quốc gia là việc xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự toán ngân sách về dự trữ quốc gia; xây dựng hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật; quản lý, điều hành và sử dụng dự trữ quốc gia.
Hàng dự trữ quốc gia là vật tư, thiết bị, hàng hóa trong Danh mục hàng dự trữ quốc gia do Nhà nước quản lý, nắm giữ để sử dụng vào mục tiêu dự trữ quốc gia.
...
Xuất cấp hàng dự trữ quốc gia là việc xuất hàng dự trữ quốc gia không thu tiền để cấp cho các tổ chức, cá nhân.
Theo quy định trên, xuất cấp hàng dự trữ quốc gia được hiểu là việc xuất hàng dự trữ quốc gia không thu tiền để cấp cho các tổ chức, cá nhân.
Xuất cấp hàng dự trữ quốc gia là gì? (Hình từ Internet)
Ngân sách nhà nước chi cho chi phí nhập, xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của ai?
Ngân sách nhà nước chi cho chi phí nhập, xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo quyết định được quy định tại Điều 31 Luật Dự trữ quốc gia 2012 như sau:
Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động quản lý dự trữ quốc gia
1. Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động quản lý dự trữ quốc gia bao gồm: chi cho hoạt động của bộ máy quản lý; chi hoạt động nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, bảo vệ, bảo hiểm hàng dự trữ quốc gia; chi nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ bảo quản; chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dự trữ quốc gia và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động quản lý dự trữ quốc gia của bộ, ngành, đơn vị dự trữ quốc gia được thực hiện theo kế hoạch, dự toán, định mức, hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia và theo chế độ quản lý tài chính, ngân sách hiện hành.
3. Chi phí nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia được thực hiện theo chế độ khoán.
4. Chi phí nhập, xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ được Bộ Tài chính cấp theo dự toán được phê duyệt.
Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật, hợp đồng bảo quản hàng dự trữ quốc gia, lập dự toán chi cho việc nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia, báo cáo Bộ Tài chính phê duyệt trước khi thực hiện; trường hợp chưa được phê duyệt, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tạm ứng để các cơ quan, đơn vị dự trữ quốc gia triển khai thực hiện.
Theo quy định trên, ngân sách nhà nước chi cho hoạt động quản lý dự trữ quốc gia, trong đó, chi cho chi phí nhập, xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ được Bộ Tài chính cấp theo dự toán được phê duyệt.
Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật, hợp đồng bảo quản hàng dự trữ quốc gia, lập dự toán chi cho việc nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia, báo cáo Bộ Tài chính phê duyệt trước khi thực hiện; trường hợp chưa được phê duyệt, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tạm ứng để các cơ quan, đơn vị dự trữ quốc gia triển khai thực hiện.
Ngoài ra, Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động quản lý dự trữ quốc gia bao gồm:
- Chi cho hoạt động của bộ máy quản lý;
- Chi hoạt động nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, bảo vệ, bảo hiểm hàng dự trữ quốc gia;
- Chi nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ bảo quản;
- Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dự trữ quốc gia và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động quản lý dự trữ quốc gia của bộ, ngành, đơn vị dự trữ quốc gia được thực hiện theo kế hoạch, dự toán, định mức, hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia và theo chế độ quản lý tài chính, ngân sách hiện hành.
Chi phí nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia được thực hiện theo chế độ khoán.
Tổ chức được giao nhiệm vụ xuất cấp hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm như thế nào?
Tổ chức được giao nhiệm vụ xuất cấp hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm theo quy định tại Điều 56 Luật Dự trữ quốc gia 2012 như sau:
Trách nhiệm xuất cấp, tiếp nhận hàng dự trữ quốc gia
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ xuất cấp hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm thực hiện đúng các thủ tục xuất kho, vận chuyển, giao hàng tại địa điểm quy định, kịp thời, an toàn, đúng số lượng, chất lượng, chủng loại.
2. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao nhiệm vụ nhận hàng dự trữ quốc gia phải tiếp nhận kịp thời, phân phối đúng chế độ, chính sách, đối tượng; chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản nhà nước, chế độ thống kê và chịu sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, tổ chức được giao nhiệm vụ xuất cấp hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm thực hiện đúng các thủ tục xuất kho, vận chuyển, giao hàng tại địa điểm quy định, kịp thời, an toàn, đúng số lượng, chất lượng, chủng loại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?