Xử phạt kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật không có giấy phép như thế nào? Xử phạt đối với buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng ra sao?
Xử phạt kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật không có giấy phép ra sao?
Căn cứ khoản 5 Điều 1 Nghị định 04/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật như sau:
“Điều 25. Vi phạm quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng đến dưới 3 kilôgam (hoặc 3 lít) thuốc thành phẩm;
c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật;
d) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá dưới 5.000.000 đồng".
Như vậy, đối với trường hợp buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Lưu ý mức phạt này áp dụng đối với cá nhân vi phạm, nếu tổ chức vi phạm thì sẽ bị phạt gấp đôi (Điều 5 Nghị định 31/2016/NĐ-CP).
Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
Xử phạt đối với buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng
Căn cứ khoản 5 Điều 1 Nghị định 04/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật như sau:
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 3 kilôgam (hoặc 3 lít) đến dưới 5 kilôgam (hoặc 5 lít) thuốc thành phẩm;
c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật dưới dạng ống tiêm thủy tinh;
d) Bán thuốc bảo vệ thực vật dùng để xông hơi khử trùng cho người không có thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật hoặc tổ chức không có Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
đ) Hướng dẫn sử dụng cho người mua thuốc bảo vệ thực vật không đúng nội dung trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật;
e) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong thời gian đang bị đình chỉ hoạt động buôn bán, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc;
g) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng.
Theo đó, đối với trường hợp buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định trên. Mức phạt này áp dụng đối với cá nhân vi phạm, nếu tổ chức vi phạm thì sẽ bị phạt gấp đôi (Điều 5 Nghị định 31/2016/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả khi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng
Căn cứ khoản 5 Điều 1 Nghị định 04/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật như sau:
9. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5 và điểm b, điểm c khoản 6 Điều này.
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 7 và khoản 8 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc thu hồi, trả lại nhà sản xuất hoặc nhà phân phối để tiêu hủy hoặc tái chế thuốc còn có khả năng tái chế đối với thuốc hết hạn sử dụng, thuốc không đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng quy định tại điểm b khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 4, điểm a khoản 5, điểm a khoản 6 và điểm a khoản 7 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, thuốc dưới dạng ống tiêm thủy tinh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2; điểm b, c, g khoản 3; điểm b, c khoản 4; điểm b, c khoản 5; điểm b, c khoản 6; điểm b, c khoản 7 và khoản 8 Điều này.”
Theo đó, đối với hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn thì không áp dụng hình thức xử phạt bổ sung nào khác, tuy nhiên sẽ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi, trả lại nhà sản xuất hoặc nhà phân phối để tiêu hủy hoặc tái chế thuốc còn có khả năng tái chế đối với thuốc hết hạn sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?