Xử lý thế nào khi thông tin tiếp nhận thông qua đường dây nóng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán nhà nước?
- Xử lý thế nào khi thông tin tiếp nhận thông qua đường dây nóng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán nhà nước?
- Quy trình xử lý thông tin tiếp nhận thông qua đường dây nóng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán nhà nước?
- Nguyên tắc quản lý, sử dụng đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước?
Xử lý thế nào khi thông tin tiếp nhận thông qua đường dây nóng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán nhà nước?
Tiếp nhận thông tin được quy định tại Điều 6 Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1392/QĐ-KTNN năm 2024 cụ thể như sau:
Tiếp nhận thông tin
1. Thanh tra Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phân công công chức tiếp nhận thông tin vào giờ hành chính của các ngày làm việc trong tuần, mở sổ theo dõi; xử lý thông tin theo chế độ “khẩn” và ưu tiên. Đối với những cuộc gọi, tin nhắn phát sinh ngoài giờ hành chính hoặc vào ngày nghỉ, lễ, tết thì điện thoại đường dây nóng sẽ ghi âm tự động cuộc gọi, công chức tiếp nhận thông tin liên hệ với người báo tin vào giờ hành chính của ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ, lễ, tết để tiếp nhận thông tin phản ánh.
2. Đối với thông tin không thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán nhà nước: công chức tiếp nhận thông tin tư vấn, hướng dẫn người cung cấp thông tin liên hệ với cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Theo đó, trường hợp thông tin tiếp nhận thông qua đường dây nóng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán nhà nước công chức tiếp nhận thông tin tư vấn, hướng dẫn người cung cấp thông tin liên hệ với cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Xử lý thế nào khi thông tin tiếp nhận thông qua đường dây nóng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán nhà nước? (Hình từ Internet)
Quy trình xử lý thông tin tiếp nhận thông qua đường dây nóng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán nhà nước?
Quy trình xử lý thông tin tiếp nhận thông qua đường dây nóng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 7 Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1392/QĐ-KTNN năm 2024 cụ thể như sau:
Bước 1: Công chức tiếp nhận thông tin có trách nhiệm: Báo cáo cho Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước ngay sau khi tiếp nhận được thông tin để xin ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Bước 2: Trong thời hạn 01 giờ kể từ khi nhận được thông tin báo cáo của công chức tiếp nhận thông tin, Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước trực tiếp báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán nhà nước và đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý thông qua “Phiếu đề xuất xử lý thông tin qua đường dây nóng” tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy chế này.
Bước 3:
Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán nhà nước, Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước chuyển thông tin cho đơn vị, tổ chức, cá nhân được Tổng Kiểm toán nhà nước giao xử lý thông tin. Hồ sơ gồm:
- Phiếu đề xuất xử lý thông tin qua đường dây nóng có ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán nhà nước,
- File ghi âm thông tin,
- Nội dung tin nhắn do tổ chức, cá nhân cung cấp qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước.
Hình thức chuyển tin: theo quy định của Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Kiểm toán nhà nước.
Bước 4: Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý thông tin liên quan đến công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ của công chức, viên chức, người lao động đơn vị thuộc phạm vi quản lý do Tổng kiểm toán nhà nước yêu cầu.
Thời hạn xem xét, giải quyết thông tin không quá 08 giờ làm việc trong ngày, đối với nội dung vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều đơn vị trong ngành, thời hạn xem xét, giải quyết không quá 24 giờ làm việc trong 03 ngày liên tục kể từ khi nhận được yêu cầu, ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Bước 5: Tổ chức, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ xử lý thông tin có trách nhiệm báo cáo kết quả cho Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Thanh tra Kiểm toán nhà nước) ngay sau khi thông tin được xử lý, giải quyết.
Nguyên tắc quản lý, sử dụng đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước?
Nguyên tắc quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận, xử lý thông tin qua đường dây nóng được quy định tại Điều 3 Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1392/QĐ-KTNN năm 2024 cụ thể như sau:
- Việc tiếp nhận thông tin phải được thực hiện qua số điện thoại đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước. Nội dung cuộc gọi, tin nhắn qua số điện thoại đường dây nóng phải được ghi âm, lưu trữ (thời gian lưu trữ nội dung ghi âm là 12 tháng kể từ ngày phát sinh nội dung phản ánh) và quản lý theo chế độ, quy định về lưu trữ thông tin của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước.
- Đảm bảo điện thoại đường dây nóng hoạt động thông suốt, liên tục 24/24 giờ trong ngày và 07 ngày trong tuần (ngoài giờ hành chính sẽ trả lời theo mẫu tin nhắn, hội thoại tự động được thiết lập sẵn).
- Công chức tiếp nhận thông tin được sử dụng đường dây nóng để liên lạc, tiếp nhận và xử lý thông tin theo quy định tại Quy chế này; nghiêm cấm sử dụng đường dây nóng vào mục đích cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?