Xử lý phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần như thế nào? Có phải thực hiện giam giữ riêng phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần không?
Xử lý phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần như thế nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 55 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về chế độ chăm sóc y tế đối với phạm nhân như sau:
Chế độ chăm sóc y tế đối với phạm nhân
...
3. Đối với phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân chấp hành án phạt tù trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Khi có kết luận giám định là người đó mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân chấp hành án ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù và áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người đó.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý phạm nhân thuộc đối tượng bắt buộc chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
...
Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 9 Nghị định 133/2020/NĐ-CP hướng dẫn như sau:
Chế độ chăm sóc y tế đối với phạm nhân
...
5. Đối với phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm giảm khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, trong khi chờ Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân chấp hành án phạt tù ra quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân phối hợp với bệnh viện tâm thần tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khoa tâm thần bệnh viện đa khoa cấp tỉnh hoặc bệnh viện cấp quân khu nơi đơn vị đóng quân tổ chức khám và điều trị theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, đối với phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì:
- Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân chấp hành án phạt tù trưng cầu giám định pháp y tâm thần.
- Khi có kết luận giám định là người đó mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân chấp hành án ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù và áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người đó.
Xử lý phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần như thế nào?
Có phải thực hiện giam giữ riêng phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần không?
Căn cứ vào Điều 30 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về giam giữ phạm nhân như sau:
Giam giữ phạm nhân
1. Trại giam tổ chức giam giữ phạm nhân như sau:
a) Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm;
b) Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và thời hạn chấp hành án còn lại dưới 15 năm; phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được giảm thời hạn chấp hành án;
c) Buồng kỷ luật đối với phạm nhân bị kỷ luật.
2. Trong các khu giam giữ quy định tại khoản 1 Điều này, những phạm nhân dưới đây được bố trí giam giữ riêng:
a) Phạm nhân nữ;
b) Phạm nhân là người dưới 18 tuổi;
c) Phạm nhân là người nước ngoài;
d) Phạm nhân là người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
đ) Phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án;
e) Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam;
g) Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân.
3. Phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính có thể được giam giữ riêng.
4. Trong trại tạm giam, những phạm nhân quy định tại điểm a và điểm g khoản 2 Điều này được bố trí giam giữ riêng.
5. Phạm nhân được chia thành các đội, tổ để lao động, học tập và sinh hoạt. Căn cứ vào tính chất của tội phạm, mức hình phạt, đặc điểm nhân thân của phạm nhân, kết quả chấp hành án, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam quyết định việc phân loại, chuyển khu giam giữ.
Như vậy, trong trường hợp phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần thì trại giam có trách nhiệm bố trí giam giữ riêng phạm nhân đó.
Nếu như kết quả giám định xác định người đó mắc bệnh tâm thần thì sao?
Căn cứ vào khoản 7 Điều 25 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:
Thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù
...
7. Đối với người được hoãn chấp hành án phạt tù vì lý do bị bệnh nặng, nếu xét thấy có dấu hiệu phục hồi sức khỏe mà vẫn lấy lý do về sức khỏe để trốn tránh việc chấp hành án hoặc người được hoãn chấp hành án phạt tù có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được hoãn chấp hành án phạt tù cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đơn vị quân đội được giao quản lý người đó có trách nhiệm trưng cầu giám định y khoa tại bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên hoặc trưng cầu giám định pháp y tâm thần tại tổ chức giám định pháp y tâm thần có thẩm quyền.
Trường hợp kết quả giám định xác định người được hoãn chấp hành án đã phục hồi sức khỏe thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện việc đưa người đó đến nơi chấp hành án và thông báo cho Tòa án đã ra quyết định hoãn chấp hành án.
Trường hợp kết quả giám định xác định người đó mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu đề nghị Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án để ra quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án và áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.
Chi phí giám định do cơ quan trưng cầu giám định chi trả.
Như vậy, trường hợp kết quả giám định xác định người đó mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu đề nghị Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án để ra quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án và áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?