Xử lý như nào khi việc giải quyết ly hôn có bị đơn là người Việt Nam ở nước ngoài nhưng không rõ địa chỉ?
Xử lý như nào khi việc giải quyết ly hôn có bị đơn là người Việt Nam ở nước ngoài nhưng không rõ địa chỉ?
Giải quyết ly hôn có bị đơn là người Việt Nam ở nước ngoài nhưng không rõ địa chỉ được quy định tại Điều 10 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP cụ thể như sau:
Trong việc giải quyết ly hôn, trường hợp người Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với người Việt Nam ở nước ngoài và nguyên đơn chỉ cung cấp được địa chỉ nơi cư trú cuối cùng ở Việt Nam của bị đơn mà không cung cấp được địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài thì Tòa án giải quyết như sau:
- Trường hợp qua người thân thích của bị đơn có căn cứ xác định họ có liên hệ với người thân thích ở trong nước nhưng người thân thích của họ không cung cấp địa chỉ của bị đơn cho Tòa án, không thực hiện yêu cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết thì được coi là cố tình giấu địa chỉ.
+ Trường hợp Tòa án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà người thân thích của họ không cung cấp địa chỉ của bị đơn cho Tòa án, không thực hiện yêu cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết thì Tòa án tiếp tục giải quyết, xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung.
- Sau khi xét xử, Tòa án gửi cho người thân thích của bị đơn bản sao bản án, quyết định để họ chuyển cho bị đơn, đồng thời tiến hành niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của bị đơn và nơi người thân thích của bị đơn cư trú để đương sự có thể thực hiện quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng.
Tải về Mẫu đơn ly hôn thuận tình
Tải về Mẫu đơn ly hôn đơn phương
Xử lý như nào khi việc giải quyết ly hôn có bị đơn là người Việt Nam ở nước ngoài nhưng không rõ địa chỉ? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc về ai?
Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
...
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 469 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cũng có quy định như sau:
Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:
...
d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
...
Như vậy, tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam.
Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn được quy định như thế nào?
Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn được quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cụ thể như sau:
- Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và tại các Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Điều 62 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
+ Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và tại các Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Điều 62 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
- Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
+ Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
+ Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
+ Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
- Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
- Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
+Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi thay đổi thông tin hộ chiếu của chủ tịch công ty hay không?
- Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng phải chịu là 5% hay 10% đối với thiết bị lắp đặt trong trường học?
- Trường hợp nào cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền?
- Điều chỉnh tiến độ không làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng có phải báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư không?
- Việc phân hạng nhà chung cư được thực hiện đối với từng tòa nhà chung cư dựa trên những cơ sở nào?