Xử lý hình sự như thế nào đối với người phạm tội trong tình trạng mất, hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do sử dụng chất ma túy?

Việc xử lý hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do sử dụng chất ma túy gây kích thích "ảo giác"? Đây là câu hỏi của anh A.S đến từ Đồng Tháp.

Xử lý hình sự như thế nào đối với người phạm tội trong tình trạng mất, hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do sử dụng chất ma túy?

Tại Điều 13 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:

Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác
Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Đồng thời, tại Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:

Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Theo đó, tại Điều 21 quy định về trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác (tình trạng bệnh tật ở đây là do bệnh lý tự phát sinh từ cơ thể của người đó) làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 13 quy định: người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Khi xác định được tình trạng rối loạn tâm thần dẫn đến mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi do trực tiếp sử dụng chất ma túy gây ra kích thích (ảo giác) của người phạm tội không được coi là bệnh tâm thần, người đó vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 13 này

Do vậy, mọi trường hợp người có hành vi phạm tội trong tình trạng rối loạn tâm thần gây ảnh hưởng (mất hoặc hạn chế) khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi mà xác định được nguyên nhân trực tiếp tại thời điểm phạm tội là do sử dung chất ma túy gây kích thích “ảo giác” (tức là khi người thực hiện hành vi phạm tội không thuộc trường hợp mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi do bệnh lý tự phát sinh từ cơ thể của họ) thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Hình sự 2015.

xử lý hình sự

Xử lý hình sự (Hình từ Internet)

Thời hiệu thi hành bản án đối với người bị xử lý hình sự do phạm tội trong tình trạng mất, hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do sử dụng chất ma túy là bao lâu?

Thời hiệu thi hành bản án đối với người bị xử lý hình sự do phạm tội trong tình trạng mất, hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do sử dụng chất ma túy được quy định tại khoản 2 Điều 60 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Thời hiệu thi hành bản án
1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.
2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án được quy định như sau:
a) 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;
b) 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;
c) 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;
d) 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.
3. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05 năm.
4. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
5. Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.

Như vậy, thời hiệu thi hành bản án đối với người bị xử lý hình sự do phạm tội trong tình trạng mất, hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do sử dụng chất ma túy là 05 năm, 10 năm, 15 năm hoặc 20 năm tùy theo mức phạt trong bản án đã tuyên của người này.

Nếu người này phạm tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này thì không áp dụng thời hiệu thi hành bản án.

Người bị xử lý hình sự do phạm tội trong tình trạng mất, hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do sử dụng chất ma túy được hoãn chấp hành hình phạt trong trong khi nào?

Người bị xử lý hình sự do phạm tội trong tình trạng mất, hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do sử dụng chất ma túy được hoãn chấp hành hình phạt trong trong trong những trường hợp được quy định tại Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Hoãn chấp hành hình phạt tù
1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
Sử dụng trái phép chất ma túy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người nước ngoài sử dụng trái phép chất ma túy có bị trục xuất khỏi Việt Nam không?
Pháp luật
Hồng phiến là gì? Hồng phiến có phải là ma túy không? Sử dụng hồng phiến có bị xử lý trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Trường hợp nào người nước ngoài sử dụng trái phép ma túy sẽ được hoãn thi hành xử phạt trục xuất?
Pháp luật
Người có quốc tịch nước ngoài sử dụng ma túy có phải đi tù không? Có bị trục xuất ra khỏi Việt Nam không?
Pháp luật
Người nước ngoài sử dụng ma túy trái phép phải hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam nếu bị trục xuất?
Pháp luật
Hồ sơ áp dụng xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài sử dụng ma túy trái phép bao gồm những tài liệu gì?
Pháp luật
Dụ dỗ trẻ em sử dụng ma túy đá bị phạt tù bao nhiêu năm? Trách nhiệm của gia đình trong việc phòng chống ma túy?
Pháp luật
Nghệ sĩ sử dụng ma túy có phải là tình tiết tăng nặng khi truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Pháp luật
Ma túy đá là gì? Có những mức truy cứu trách nhiệm hình sự nào đối với tội tổ chức sử dụng trái phép ma túy đá?
Pháp luật
Người tổ chức sử dụng trái phép ma túy là mẹ đơn thân có con chưa đủ 36 tháng tuổi thì có được hoãn chấp hành hình phạt tù không?
Pháp luật
Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy có phải biện pháp xử lý hành chính không? Đối tượng nào sử dụng trái phép chất ma túy bị quản lý?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sử dụng trái phép chất ma túy
6,344 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sử dụng trái phép chất ma túy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sử dụng trái phép chất ma túy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào