Xin hỏi chất được kiểm soát là chất gì? Chất gây ảnh hưởng đến tầng ô dôn có phải là chất được kiểm soát không?
Chất gây ảnh hưởng đến tầng ô dôn có phải là chất được kiểm soát không?
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 06/2022/NĐ-CP định nghĩa chất được kiểm soát như sau:
"2. Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (gọi tắt là các chất được kiểm soát) là các chất, hợp chất được quy định tại các Phụ lục A, B, C, E và F của Nghị định thư Montreal."
Như vậy, các chất làm ảnh hưởng và suy giảm đến tầng ô dôn hay gây hiệu ứng nhà kính được gọi tắt là chất được kiểm soát.
Chất được kiểm soát là gì?
Sử dụng các chất được kiểm soát có cần phải đăng ký sử dụng không?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định đăng ký và báo cáo sử dụng các chất được kiểm soát như sau:
- Đối tượng phải đăng ký sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu; sản xuất, nhập khẩu, sở hữu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát; thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát (sau đây gọi chung là tổ chức sử dụng các chất được kiểm soát), bao gồm:
+ Tổ chức có hoạt động sản xuất chất được kiểm soát;
+ Tổ chức có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu chất được kiểm soát;
+ Tổ chức sản xuất, nhập khẩu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát;
+ Tổ chức sở hữu thiết bị có chứa các chất được kiểm soát: máy điều hòa không khí có năng suất lạnh danh định lớn hơn 26,5 kW (90.000 BTU/h) và có tổng năng suất lạnh danh định của các thiết bị lớn hơn 586 kW (2.000.000 BTU/h); thiết bị lạnh công nghiệp có công suất điện lớn hơn 40 kW;
+ Tổ chức thực hiện dịch vụ thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất được kiểm soát.
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này nộp về Bộ Tài nguyên và Môi trường 01 bộ hồ sơ đăng ký sử dụng các chất được kiểm soát (sau đây gọi là hồ sơ đăng ký) trước ngày 31 tháng 12 năm 2022, theo một trong các hình thức: nộp trực tiếp, trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính. Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, thời gian tiếp nhận hồ sơ được xác định căn cứ trên dấu bưu điện đi.
- Hồ sơ đăng ký bao gồm:
+ Đơn đăng ký sử dụng các chất được kiểm soát theo Mẫu số 01 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
+ Văn bản chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức đăng ký theo quy định pháp luật: 01 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của tổ chức đăng ký.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức đăng ký về việc chấp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đăng ký là không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo về việc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, đánh giá hồ sơ đăng ký và công bố thông tin về tổ chức đã hoàn thành đăng ký sử dụng chất được kiểm soát trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu.
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình sử dụng các chất được kiểm soát về Bộ Tài nguyên và Môi trường bằng hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính trước ngày 15 tháng 01 hằng năm theo quy định tại Mẫu số 02 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp báo cáo được gửi qua đường bưu điện, thời gian tiếp nhận hồ sơ được xác định căn cứ trên dấu bưu điện đi.
- Đối tượng thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thành lập, hoạt động sau ngày 31 tháng 12 năm 2022 có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường và báo cáo tình hình sử dụng các chất được kiểm soát theo quy định tại Điều này.
Do đó, nếu anh/chị muốn sử dụng chất được kiểm soát thì bắt buộc phải đăng ký và được cấp phép tại cơ quan có thẩm quyền.
Các chất được kiểm soát được xử lý như thế nào?
Tại Điều 28 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát như sau:
- Tổ chức sản xuất, nhập khẩu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát; sở hữu thiết bị có chứa các chất được kiểm soát quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 24 Nghị định này thực hiện việc thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát theo nguyên tắc sau:
+ Bắt buộc thực hiện thu gom các chất được kiểm soát khi không còn sử dụng trong thiết bị, sản phẩm từ ngày 01 tháng 01 năm 2024;
+ Khuyến khích thực hiện tái chế, tái sử dụng các chất được kiểm soát sau khi thu gom;
+ Trường hợp không thực hiện tái chế, tái sử dụng các chất được kiểm soát, tổ chức phải xử lý để tiêu hủy theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại;
+ Thực hiện báo cáo việc sử dụng các chất được kiểm soát hằng năm theo quy định tại khoản 6 Điều 24 Nghị định này.
- Thu gom, vận chuyển và lưu giữ các chất được kiểm soát được thực hiện như sau:
+ Các chất được kiểm soát phát sinh trong quá trình lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng từ các sản phẩm, thiết bị riêng lẻ được thu gom, vận chuyển, lưu giữ theo quy định của Nghị định này;
+ Đối với trường hợp các chất được kiểm soát sau khi được thu gom có thể tái chế, tái sử dụng thì thực hiện tái chế, tái sử dụng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
+ Đối với trường hợp không thể tái chế, tái sử dụng thì việc vận chuyển, lưu giữ, tiêu hủy thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
- Việc thu gom, vận chuyển, lưu giữ các chất được kiểm soát phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
+ Có các thiết bị tối thiểu cho hoạt động thu gom các chất được kiểm soát bao gồm máy thu hồi, bình chứa thu hồi, bơm chân không, cân định lượng, thiết bị kiểm tra rò rỉ, đồng hồ đo áp suất và các dụng cụ an toàn;
+ Có kỹ thuật viên đáp ứng yêu cầu tại khoản 4 Điều này;
+ Có quy trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ an toàn theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Kỹ thuật viên thực hiện lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị có chứa các chất được kiểm soát phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp; hoặc được cấp chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo về thu gom và xử lý các chất được kiểm soát theo chương trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng.
- Cá nhân sở hữu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát khi không còn sử dụng có trách nhiệm vận chuyển đến điểm thu gom được thiết lập theo quy định mà không làm thay đổi hình dạng thiết bị, sản phẩm hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thu gom, vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát trước ngày 31 tháng 10 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?