Xét tuyển công chức quy trình như thế nào? Ai là người được xét tuyển công chức?
Đối tượng nào thuộc diện được xét tuyển công chức?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng xét tuyển công chức như sau:
“1. Việc tuyển dụng công chức thông qua hình thức xét tuyển do cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định và được thực hiện riêng đối với từng nhóm đối tượng sau đây:
a) Người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;
c) Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.
2. Việc tuyển dụng đối với nhóm đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.”
Như vậy, bạn thấy rằng việc tuyển dụng công chức thông qua hình thức xét tuyển do cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng và thực hiện riêng đối với từng nhóm đối tượng. Nghĩa là có 3 nhóm đối tượng nếu bạn thuộc trong 3 nhóm đối tượng đó thì bạn được xét tuyển. Nhóm 1 là người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn; Nhóm 2 là người học theo chế độ cử tuyển, sau khi tốt nghiệp về công tác tại nơi địa phương cử đi học; Nhóm 3 là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.
Xét tuyển công chức
Hình thức xét tuyển công chức ra sao?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về nội dung, hình thức xét tuyển công chức như sau:
"Xét tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng như sau:
1. Vòng 1
Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
2. Vòng 2
a) Phỏng vấn để kiểm tra về kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
b) Thời gian phỏng vấn 30 phút (thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị trước khi phỏng vấn);
c) Thang điểm: 100 điểm."
Bên cạnh đó tại, khoản 6, Điều 1 Nghị định 34/2019/NĐ-CP quy định về nội dung và hình thức xét tuyển cụ thể hơn như sau:
“1. Đối với các chức danh Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - Đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội, việc xét tuyển được thực hiện theo 2 vòng như sau:
a) Vòng 1:
Kiểm tra văn bằng, chứng chỉ, kết quả học tập, đối tượng ưu tiên của người dự tuyển theo yêu cầu của chức danh công chức đã đăng ký tại Phiếu đăng ký dự tuyển, nếu phù hợp thì người dự tuyển được tham dự vòng 2 quy định tại điểm b khoản này;
Chậm nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển tại vòng 1, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thông báo triệu tập người dự tuyển đủ điều kiện dự phỏng vấn vòng 2;
Chậm nhất là 15 ngày sau ngày thông báo triệu tập người dự tuyển được tham dự vòng 2 thì phải tổ chức thi phỏng vấn.
b) Vòng 2: Phỏng vấn để kiểm tra về năng lực, trình độ chuyên môn của người dự tuyển. Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100. Thời gian phỏng vấn 30 phút. Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả phỏng vấn.
2. Đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã, thực hiện xét các điều kiện đăng ký dự tuyển theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này; đối với xã, thị trấn bố trí công an chính quy thì thực hiện theo quy định của Luật Công an nhân dân.”
Như vậy, bạn thấy rằng việc xét tuyển công chức được chia làm 2 vòng thi và quy định cụ thể ở từng vòng ra sao theo quy định của pháp luật hiện hành.
Việc xác định người trúng tuyển công chức như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức như sau:
"1. Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có kết quả điểm vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên;
b) Có kết quả điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại Điều 5 Nghị định này (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm tính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người có kết quả điểm vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển.
3. Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau."
Như vậy, bạn thấy rằng việc xác định người trúng tuyển phải đáp ứng điều kiện là có kết quả điểm vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên và cộng với điểm ưu tiên.Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm tính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người có kết quả điểm vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển. Và quan trọng lạ, nếu bạn không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức thì sẽ không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?