Xét học bạ đại học là gì? Thí sinh đăng ký xét học bạ tại trường đại học ngành Giáo dục Mầm non phải đáp ứng các điều kiện nào?
Xét học bạ đại học là gì?
Theo tại khoản 3 và khoản 6 Điều 2 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT như sau:
3. Xét tuyển là quy trình xử lý riêng tại các cơ sở đào tạo (hoặc xử lý chung theo nhóm cơ sở đào tạo) để xác định điều kiện trúng tuyển và lập danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào một chương trình đào tạo, ngành đào tạo, căn cứ các tiêu chí xét tuyển do cơ sở đào tạo xác định.
...
6. Xét tuyển thẳng là việc công nhận trúng tuyển đối với những đối tượng theo quy định của Quy chế này và đã đáp ứng yêu cầu về điều kiện dự tuyển nhưng không cần xét tới ngưỡng đầu vào.
Như vậy, xét học bạ đại học có thể hiệu là một phương thức tuyển sinh của nhiều trường Đại học áp dụng trong kỳ tuyển sinh.
Xét học bạ đại học là gì? Thí sinh đăng ký xét học bạ tại trường đại học ngành Giáo dục Mầm non phải đáp ứng các điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Thí sinh đăng ký xét học bạ tại trường đại học ngành Giáo dục Mầm non phải đáp ứng các điều kiện nào?
Thí sinh đăng ký xét học bạ tại trường đại học ngành Giáo dục Mầm non phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT như sau:
Đối tượng, điều kiện dự tuyển
1. Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức), bao gồm:
a) Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương;
b) Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng dự tuyển quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định tại Điều 9 Quy chế này;
b) Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành;
c) Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định.
3. Đối với một chương trình đào tạo hoặc một ngành đào tạo áp dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh, cơ sở đào tạo có thể quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện dự tuyển cho mỗi phương thức tuyển sinh nhưng phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quy chế này.
4. Đối với thí sinh khuyết tật bị suy giảm khả năng học tập, cơ sở đào tạo thực hiện các biện pháp cần thiết và tạo điều kiện tốt nhất để thí sinh có nguyện vọng được đăng ký dự tuyển và theo học các ngành phù hợp với điều kiện sức khỏe của thí sinh.
Như vậy, theo quy định trên thì thí sinh đăng ký xét học bạ tại trường đại học ngành Giáo dục Mầm non phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định tại Điều 9 Quy chế này;
- Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành;
- Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định.
Tổ hợp môn dùng để xét học bạ tại trường đại học ngành Giáo dục Mầm non phải có bao nhiêu môn?
Tổ hợp môn dùng để xét học bạ tại trường đại học ngành Giáo dục Mầm non phải có bao nhiêu môn, thì theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT như sau:
Phương thức tuyển sinh
1. Cơ sở đào tạo quyết định một hoặc một số phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả cơ sở đào tạo hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, lĩnh vực và hình thức đào tạo. Một chương trình, ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số phương thức tuyển sinh.
2. Mỗi phương thức tuyển sinh phải quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển và cách thức sử dụng kết hợp các tiêu chí để phân loại, xếp hạng và xác định điều kiện trúng tuyển đối với thí sinh theo yêu cầu của chương trình, ngành đào tạo. Tiêu chí đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình, ngành đào tạo.
3. Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập, kết quả thi theo từng môn (bao gồm điểm tổng kết các môn học cấp THPT, điểm thi các môn tốt nghiệp THPT và các kết quả đánh giá khác):
a) Tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo (có thể tính hệ số cho từng môn), trong đó có môn toán hoặc ngữ văn;
b) Một ngành, một chương trình đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số tổ hợp môn, trong đó có thể quy định điểm chênh lệch giữa các tổ hợp khi xác định điều kiện trúng tuyển;
c) Không sử dụng quá 4 tổ hợp xét tuyển cho một ngành, một chương trình đào tạo (trừ trường hợp các tổ hợp môn chỉ khác nhau ở môn ngoại ngữ).
Như vậy, theo quy định trên thì tổ hợp môn dùng để xét học bạ tại trường đại học ngành Giáo dục Mầm non phải có ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo (có thể tính hệ số cho từng môn), trong đó có môn toán hoặc ngữ văn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?
- Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên môi trường điện tử bao gồm những nhóm nào?
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?