Xét, công nhận đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực đối với lực lượng Công an nhân dân được pháp luật quy định như thế nào?
- Xét, công nhận đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực đối với lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật
- Việc tuyển chọn công dân muốn làm Công an nhân dân ưu tiên những tiêu chuẩn nào theo quy định?
- Giám sát hoạt động của Công an nhân dân theo quy định của pháp luật
- Tổ chức kiểm tra rèn luyện thể lực đối với lực lượng Công an nhân dân được pháp luật quy định như thế nào?
Xét, công nhận đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực đối với lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật
Theo Điều 11 Thông tư 24/2013/TT-BCA quy định:
Xét, công nhận đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực
Thủ trưởng các đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 10 căn cứ kết quả kiểm tra và đề nghị của Trưởng ban kiểm tra xét ra quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực cho cán bộ, chiến sĩ và các đơn vị trực thuộc. Báo cáo kết quả kiểm tra về Bộ (qua Cục Công tác chính trị) để tập hợp, phục vụ công tác bình xét thi đua hàng năm.
Như vậy, Thủ trưởng các đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 10 căn cứ kết quả kiểm tra và đề nghị của Trưởng ban kiểm tra xét ra quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực cho cán bộ, chiến sĩ và các đơn vị trực thuộc.
Báo cáo kết quả kiểm tra về Bộ (qua Cục Công tác chính trị) để tập hợp, phục vụ công tác bình xét thi đua hàng năm.
Rèn luyện thể lực
Việc tuyển chọn công dân muốn làm Công an nhân dân ưu tiên những tiêu chuẩn nào theo quy định?
Theo Điều 7 Luật Công an nhân dân 2018 quy định:
Tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân
1. Công dân có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ, sức khỏe, độ tuổi và năng khiếu phù hợp với công tác công an, có nguyện vọng và Công an nhân dân có nhu cầu thì có thể được tuyển chọn vào Công an nhân dân.
2. Công an nhân dân được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh xuất sắc tốt nghiệp ở các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ tiêu chuẩn để đào tạo, bổ sung vào Công an nhân dân.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết Điều này.
Như vậy:
- Công dân có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ, sức khỏe, độ tuổi và năng khiếu phù hợp với công tác công an, có nguyện vọng và Công an nhân dân có nhu cầu thì có thể được tuyển chọn vào Công an nhân dân.
- Công an nhân dân được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh xuất sắc tốt nghiệp ở các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ tiêu chuẩn để đào tạo, bổ sung vào Công an nhân dân.
Giám sát hoạt động của Công an nhân dân theo quy định của pháp luật
Tại Điều 10 Luật Công an nhân dân 2018 quy định:
Giám sát hoạt động của Công an nhân dân
1. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện giám sát hoạt động của Công an nhân dân.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ và xây dựng Công an nhân dân, giám sát việc thực hiện pháp luật về Công an nhân dân.
Tổ chức kiểm tra rèn luyện thể lực đối với lực lượng Công an nhân dân được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 10 Thông tư 24/2013/TT-BCA quy định:
Tổ chức kiểm tra
1. Ban kiểm tra được thành lập ở các đơn vị sau:
a) Các đơn vị trực thuộc Bộ;
b) Các đơn vị trực thuộc Tổng cục;
c) Các học viện, các trường Công an nhân dân;
d) Các trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng;
đ) Công an các tỉnh, thành phố;
e) Sở Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy các tỉnh, thành phố.
Các đơn vị có địa bàn đóng quân trên toàn quốc như: Bộ tư lệnh Cảnh vệ, Bộ tư lệnh Cảnh sát Cơ động.v.v...có thể thành lập các tổ kiểm tra giúp việc cho Ban kiểm tra.
2. Thành phần Ban kiểm tra:
a) Lãnh đạo các đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 10: Trưởng ban;
b) Lãnh đạo phòng chức năng: Phó trưởng ban;
c) Cán bộ thể dục, thể thao đơn vị cấp trên: Ủy viên giám sát;
d) Cán bộ thể dục thể thao của đơn vị: Ủy viên;
đ) Cán bộ cơ quan thể dục thể thao địa phương (nếu có): Ủy viên.
Số lượng thành viên trong Ban kiểm tra do thủ trưởng đơn vị quyết định.
3. Chức trách, nhiệm vụ Ban kiểm tra:
a) Xây dựng kế hoạch; lập danh sách cán bộ, chiến sĩ trong diện kiểm tra thông báo cho các đơn vị và cán bộ chiến sĩ biết trước 3 tháng để tập luyện và bố trí thời gian kiểm tra thích hợp;
b) Chuẩn bị sân bãi, phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác kiểm tra;
c) Tổ chức kiểm tra theo kế hoạch được duyệt;
d) Tập hợp kết quả đề nghị thủ trưởng đơn vị xét, công nhận đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực cho cán bộ, chiến sĩ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?