Xe ô tô rượt đuổi nhau quá tốc độ bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe hay không?
Xe ô tô rượt đuổi nhau quá tốc độ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ vào khoản 12 và khoản 13 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
12. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường bộ.
13. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 12 Điều này mà gây tai nạn giao thông.
...
Như vậy, theo quy định trên, mức phạt dành cho xe ô tô rượt đuổi nhau quá tốc độ là:
Xe ô tô rượt đuổi nhau quá tốc độ không gây tai nạn giao thông | Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng |
Xe ô tô rượt đuổi nhau quá tốc độ gây tai nạn giao thông | Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng |
Việc xe ô tô rượt đuổi nhau quá tốc độ có bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe hay không?
Căn cứ vào khoản 15 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt bổ sung dành cho xe ô tô khi vi phạm như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
15. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 5 Điều này còn bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 12 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 11; khoản 13; khoản 14 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
...
Như vậy, theo quy định trên, việc xe ô tô rượt đuổi nhau quá tốc độ không gây tai nạn giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
Việc xe ô tô rượt đuổi nhau quá tốc độ gây tai nạn giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Xe ô tô rượt đuổi nhau quá tốc độ bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe hay không? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân trong lĩnh vực giao thông đường bộ?
Căn cứ vào Điều 43 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân trong lĩnh vực giao thông đường bộ như sau:
(1) Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 500.000 đồng.
(2) Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
(3) Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
(4) Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh bao gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 (trừ điểm c, điểm d khoản 3 Điều 3) của Nghị định này.
(5) Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 (trừ điểm c khoản 3 Điều 3) của Nghị định này.
(6) Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 (trừ điểm c khoản 3 Điều 3) của Nghị định này.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Trung tâm Kiểm soát thanh toán bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế điện tử có tư cách pháp nhân không?
- Phép nối là gì? Ví dụ về phép nối? Tác dụng của phép nối? Các phép nối? Sách giáo khoa trong chuơng trình giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
- Hình nền cờ Việt Nam 4k full HD sắc nét? Hình nền điện thoại cờ Việt Nam 4k full HD sắc nét? Tuyển tập Hình ảnh lá cờ Việt Nam tung bay?
- Ninh Bình bắn pháo hoa lễ 30 4 lúc mấy giờ? Ninh Bình bắn pháo hoa 30 4 tại địa điểm nào? Lịch bắn pháo hoa 30 4 Ninh Bình?
- Mâm cúng mùng 1 tháng 4 năm 2025 gồm những gì? Mùng 1 tháng 4 năm 2025 cúng gì để cầu may mắn?