Xé giấy chứng nhận kết hôn có ảnh hưởng đến quan hệ hôn nhân? Trường hợp muốn xin cấp lại giấy chứng nhận kết hôn thì làm như thế nào?
Thế nào là kết hôn đúng đúng quy định pháp luật?
Theo quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì về đăng ký kết hôn như sau:
- Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
- Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Và đặc biệt, nếu việc đăng ký kết hôn không được thực hiện theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân đó cũng không được Nhà nước chấp nhận và bảo vệ.
Cấp lại giấy chứng nhận kết hôn
Xé giấy chứng nhận kết hôn có ảnh hưởng đến quan hệ hôn nhân?
Sau khi đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, hai người nam nữ sẽ được cấp giấy chứng nhận kết hôn. Lúc này, giấy chứng nhận kết hôn là giấy tờ pháp lý thể hiện sự tồn tại của quan hệ hôn nhân giữa hai người.
Tuy nhiên, việc đăng ký kết hôn không chỉ thể hiện ở giấy đăng ký kết hôn. Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 thì:
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Bởi vậy, không chỉ giấy đăng ký kết hôn, quan hệ hôn nhân giữa nam, nữ còn được ghi nhận trong Sổ hộ tịch, được lưu trữ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền.
Ngoài ra, cũng theo quy định tại Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân chỉ trong 02 trường hợp:
- Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết.
- Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.
Do vậy, việc xé rách hay không có giấy đăng ký kết hôn không phải điều kiện để chấm dứt quan hệ hôn nhân. Nếu một trong hai bên hoặc cả hai người xé đăng ký kết hôn thì cũng không ảnh hưởng đến quan hệ hôn nhân của hai người.
Trường hợp muốn xin cấp lại giấy chứng nhận kết hôn thì làm như thế nào?
Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử như sau:
- Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
- Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.
- Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ..”
Như vậy việc đăng ký xin cấp lại giấy chứng nhận kết hôn được thực hiện khi có đủ ba điều kiện:
- Việc kết hôn được đăng ký trước ngày 01/01/2016 nhưng bị mất Giấy chứng nhận;
- Người yêu cầu cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, khai sinh nộp đầy đủ hồ sơ giấy tờ;
- Việc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, giấy khai sinh được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
Như vậy trường hợp của bạn nếu đăng ký kết hôn trước ngày 01/01/2016 thì có thể xin cấp lại bản chính. Trường hợp đăng ký sau 01/01/2016 bạn có thể đăng ký trích lục bản sao giấy chứng nhận kết hôn.
Trích lục giấy chứng nhận kết hôn ở đâu, thủ tục thế nào?
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì: Cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện).
Để xin trích lục giấy chứng nhận kết hôn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch theo mẫu;
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương;
- Sổ hộ khẩu.
- Giấy tờ ủy quyền theo mẫu có công chứng, chứng thực.
Các bước thủ tục để xin trích lục giấy chứng nhận kết hôn được quy định tại Luật Hộ tịch 2014, cụ thể:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tới cơ quan chuyên môn mà bạn đã đăng ký kết hôn trước đây để nộp hồ sơ, cơ quan đăng ký hộ tịch gồm:
- UBND cấp xã;
- UBND cấp huyện;
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
UBND cấp xã tiếp nhận hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ: Cấp giấy biên nhận trong đó có ghi rõ ngày hẹn trả kết quả;
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Thông báo tới người có yêu cầu và hướng dẫn điều chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Trả kết quả
Theo khoản 2 Điều 64 Luật Hộ tịch 2014, ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
Tải về mẫu tờ khai cấp lại Giấy đăng ký kết hôn mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?