Xe đạp điện là gì? Vận tốc tối đa của xe đạp điện? Người đi xe đạp điện có phải đội mũ bảo hiểm hay không?
Xe đạp điện là gì? Vận tốc tối đa của xe đạp điện?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 68:2013/BGTVT ban hành kèm Thông tư 39/2013/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Mục 1 Quy chuẩn ban hành kèm theo Điều 1 Thông tư 66/2015/TT-BGTVT quy định khái niệm xe đạp điện như sau:
Xe đạp điện - Electric bicydes hoặc E-bike (sau đây gọi là Xe): là xe đạp hai bánh, được vận hành bằng động cơ điện hoặc được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện, có công suất động cơ lớn nhất không lớn hơn 250 W, có vận tốc thiết kế lớn nhất (khi vận hành bằng động cơ điện) không lớn hơn 25 km/h và có khối lượng bản thân (bao gồm cả ắc quy) không lớn hơn 40 kg.
Xe vận hành bằng động cơ điện: là loại Xe vận hành được bằng động cơ điện mà không cần sử dụng cơ cấu đạp chân.
Xe trợ lực điện: là loại Xe được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện. Khi dừng đạp chân thì động cơ điện cũng dừng hoạt động.
Đồng thời tại điểm e khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về giải thích từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lĩnh vực giao thông đường bộ:
...
e) Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).
...
Như vậy, có thể hiểu, xe đạp điện là dạng xe thô sơ hai bánh, có vận tốc không lớn hơn 25 km/h và có thể đạp được khi tắt máy xe.
Xe đạp điện là gì? Vận tốc tối đa của xe đạp điện? Người đi xe đạp điện có phải đội mũ bảo hiểm hay không?(Hình từ Internet)
Người đi xe đạp điện có phải đội mũ bảo hiểm hay không?
Theo khoản 2 Điều 31 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác như sau:
Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác
1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật này.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
3. Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.
4. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.
Như vậy, người đi xe đạp điện gồm người lái xe và người ngồi trên xe đạp điện đều phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
Người điều khiển xe đạp điện sử dụng điện thoại di động khi tham gia lưu thông trên đường bộ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ điểm h khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:
Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định;
b) Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;
c) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;
d) Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;
đ) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
e) Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;
g) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;
h) Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động; chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù);
i) Điều khiển xe thô sơ đi ban đêm không có báo hiệu bằng đèn hoặc vật phản quang;
k) Để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông;
l) Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;
m) Tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;
n) Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
...
Theo đó, trường hợp người điều khiển xe đạp điện sử dụng điện thoại di động khi tham gia lưu thông trên đường sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cờ thi đua của Bộ Quốc phòng từ ngày 26/10/2024 theo Quyết định 5021/2024 như thế nào?
- Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Ngày 9 tháng 11 là thứ mấy 2024? Ngày 9 tháng 11 là ngày mấy âm lịch?
- Điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 tại TPHCM theo Công văn 8126 như thế nào? Lịch chi trả lương hưu tháng 12 tại TPHCM ra sao?
- Hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Thủ tục cấp giấy phép hoạt động của Sàn giao dịch bất động sản từ ngày 4/10/2024 ở cấp tỉnh như thế nào?