Xe đạp bị lấy cắp rồi đem đi bán cho người khác thì chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản từ người đó hay không?
- Bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được quy định như thế nào?
- Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật được hiểu như thế nào?
- Quyền đòi lại tài sản được quy định như thế nào?
- Xe đạp bị lấy cắp rồi đem đi bán cho người khác thì chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản từ người đó hay không?
Bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được quy định như thế nào?
Theo Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền sở hữu được quy định như sau:
Quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
Theo đó, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
Căn cứ Điều 163 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được quy định như sau:
Bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
1. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.
2. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
Theo đó, không ai bị hạn chế, tước đoạt trái luật quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản. Trừ các trường hợp cần thiết được quy định tại khoản 2 Điều 163 trên thì Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân sở hữu tài sản theo giá thị trường.
Xe đạp bị lấy cắp (Hình từ Internet)
Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật được hiểu như thế nào?
Căn cứ Điều 165 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chiếm hữu có căn cứ pháp luật như sau:
Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:
a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.
2. Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Theo đó, việc chiếm hữu có căn cứ pháp luật là các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 165. Các trường hợp chiếm hữu tài sản không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Quyền đòi lại tài sản được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 166 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền đòi lại tài sản được quy định như sau:
Quyền đòi lại tài sản
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.
Theo đó, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Tuy nhiên, chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.
Xe đạp bị lấy cắp rồi đem đi bán cho người khác thì chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản từ người đó hay không?
Căn cứ Điều 167 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình như sau:
Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.
Theo đó, chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu nếu người chiếm hữu ngay tình có được động sản đó thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản.
Hoặc trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được tài sản đó thông qua một hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.
Như vậy, trong trường hợp của bạn thì mặc dù người đang chiếm hữu xe đạp của bạn có được xe đạp đó thông qua một hợp đồng mua bán tài sản. Tuy nhiên trước đó, xe đạp đã bị lấy cắp nằm ngoài ý chí của bạn. Nên căn cứ theo quy định tại Điều 167 nêu trên thì bạn vẫn có quyền đòi lại xe đạp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?