Xe cơ giới đi trên đê chưa có tính toán xác định tải trọng cho phép xe cơ giới đi trên đê thì xe cơ giới có được phép đi không?
- Quy định tải trọng cho phép xe cơ giới đi trên đê thực hiện dựa theo nguyên tắc nào?
- Xe cơ giới đi trên đê chưa có tính toán xác định tải trọng cho phép xe cơ giới đi trên đê thì xe cơ giới có được phép đi không?
- Cá nhân có trách nhiệm như thế nào về việc thực hiện các quy định về tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê?
Quy định tải trọng cho phép xe cơ giới đi trên đê thực hiện dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 54/2013/TT-BNNPTNT, có quy định về nguyên tắc quy định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê như sau:
Nguyên tắc quy định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê
1. Quy định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê phải đảm bảo an toàn cho đê.
2. Xác định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê phải căn cứ vào điều kiện địa chất nền, thân đê, kết cấu mặt đê, đặc điểm của đê.
3. Cắm biển báo quy định tải trọng cho tuyến đê, đoạn đê phải phù hợp với đặc điểm của tuyến đê, đoạn đê (các trục giao thông giao cắt với đê, các dốc lên đê, các công trình trên đê), thuận lợi cho phương tiện tham gia giao thông trên đê.
4. Biển báo giới hạn tải trọng đối với xe cơ giới đi trên đê thực hiện theo mẫu biển báo giao thông đường bộ hiện hành.
Như vậy, theo quy định trên thì quy định tải trọng cho phép xe cơ giới đi trên đê thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Quy định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê phải đảm bảo an toàn cho đê;
- Xác định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê phải căn cứ vào điều kiện địa chất nền, thân đê, kết cấu mặt đê, đặc điểm của đê;
- Cắm biển báo quy định tải trọng cho tuyến đê, đoạn đê phải phù hợp với đặc điểm của tuyến đê, đoạn đê (các trục giao thông giao cắt với đê, các dốc lên đê, các công trình trên đê), thuận lợi cho phương tiện tham gia giao thông trên đê
- Biển báo giới hạn tải trọng đối với xe cơ giới đi trên đê thực hiện theo mẫu biển báo giao thông đường bộ hiện hành.
Quy định tải trọng cho phép xe cơ giới đi trên đê thực hiện dựa theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Xe cơ giới đi trên đê chưa có tính toán xác định tải trọng cho phép xe cơ giới đi trên đê thì xe cơ giới có được phép đi không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 54/2013/TT-BNNPTNT, có quy định về tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê như sau:
Tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê
1. Đoạn đê kết hợp làm đường giao thông theo quy định tại Điều 28 Luật Đê điều có tính toán xác định tải trọng thiết kế, cho phép xe cơ giới đi trên đê theo tải trọng thiết kế được phê duyệt.
2. Đoạn đê chưa có tính toán xác định tải trọng cho phép xe cơ giới đi trên đê nhưng mặt đê đã được cứng hóa bằng bê tông hoặc rải nhựa, cho phép xe cơ giới đi trên đê có tổng tải trọng không vượt quá 12 tấn.
3. Đoạn đê không thuộc quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, cho phép xe cơ giới đi trên đê có tổng tải trọng không vượt quá 10 tấn.
Như vậy, theo quy định trên thì xe cơ giới đi trên đê chưa có tính toán xác định tải trọng cho phép xe cơ giới đi trên đê nhưng mặt đê đã được cứng hóa bằng bê tông hoặc rải nhựa, cho phép xe cơ giới đi trên đê có tổng tải trọng không vượt quá 12 tấn.
Cá nhân có trách nhiệm như thế nào về việc thực hiện các quy định về tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê?
Căn cứ tại Điều 14 Thông tư 54/2013/TT-BNNPTNT, có quy định về trách nhiệm thực hiện quy định về tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê như sau:
Trách nhiệm thực hiện quy định về tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuân thủ các quy định về tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê.
2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng mặt đê làm đường giao thông cho phương tiện có tải trọng lớn hơn quy định tại Điều 13 Thông tư này, phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền và phải gia cố, bảo dưỡng, sửa chữa hoặc đóng góp kinh phí để gia cố, bảo dưỡng, sửa chữa theo quy định.
3. Việc thực hiện giao thông trên đê theo quy định tải trọng cho phép tại Điều 13 Thông tư này và khoản 2 Điều này chỉ thực hiện trong điều kiện đê không có sự cố hoặc lũ, lụt, bão. Khi đê có sự cố hoặc có lũ, lụt, bão, tùy tình hình cụ thể, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc hạn chế xe cơ giới đi trên đê theo quy định tại khoản 6, Điều 7 Luật Đê điều.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố có đê chủ trì, phối hợp với sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện, thực hiện việc lắp đặt biển báo giới hạn tải trọng đối với xe cơ giới đi trên đê theo đúng nội dung của Thông tư này và quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định trên.
Như vậy, theo quy định trên thì cá nhân có trách nhiệm tuân thủ các quy định về tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê; cá nhân có nhu cầu sử dụng mặt đê làm đường giao thông cho phương tiện có tải trọng lớn hơn quy định thì phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền và phải gia cố, bảo dưỡng, sửa chữa hoặc đóng góp kinh phí để gia cố, bảo dưỡng, sửa chữa theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?