Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm khi bị Nhà nước thu hồi đất thì có được bồi thường không?

Năm 2014 tôi có xây nhà trên đất trồng cây lâu năm từ đó đến nay không thấy ai của cơ quan chức năng có ý kiến, nay nhà nước thu hồi để thực hiện dự làm đường giao thông. Dạo gần đây tôi nghe nói khi xây nhà trên đất trồng cây lâu năm thì phải xin phép. Vậy gia đình tôi có phải sẽ không được bồi thường nhà đất khi nhà nước thu hồi hay không?

Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm được giao khi bị thu hồi có được bồi thường đất hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Đất đai 2013 như sau:

Điều 75. Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

Như vậy trường hợp nhà bạn có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất sẽ được bồi thường.

Tuy nhiên theo pháp luật về đất đai có trường hợp khi Nhà nước thu hồi đất thì không được bồi thường đối với đất nông nghiệp được giao theo quy định tại Điều 82 Luật Đất đai 2013 bao gồm:

- Đất được Nhà nước giao để quản lý.

- Đất bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai theo quy định Điều 64 Luật Đất đai 2013

- Đất bị thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người theo quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai 2013

- Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004.

Như vậy nếu trường hợp của nhà bạn có rơi vào một trong những trường hợp kể trên thì không được bồi thường bạn nhé.

Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm khi bị Nhà nước thu hồi đất thì có được bồi thường không?

Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm khi bị Nhà nước thu hồi đất thì có được bồi thường không?

Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm được giao khi bị thu hồi có được bồi thường nhà hay không?

Căn cứ Điều 92 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

Điều 92. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất
1. Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i khoản 1 Điều 64 và điểm b, d khoản 1 Điều 65 của Luật này.
2. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác không còn sử dụng.

Như vậy, trường hợp làm nhà trên đất nông nghiệp là sử dụng đất trái mục đích (mặc dù chưa bị phát hiện, chưa bị xử phạt hành chính). Vì vậy, sẽ không được bồi thường về nhà ở khi nhà nước thu hồi đất.

Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm bị phát hiện sẽ bị xử phạt thế nào?

Trường hợp anh xây nhà trên đất trồng cây lâu năm, trường hợp này do đất chưa được chuyển mục đích sử dụng đất thành đất phi nông nghiệp để ở vì thế khi bị phát hiện bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2, 3, khoản 4 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:

2. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
3. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.

Lưu ý: Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính.

Đất trồng cây lâu năm Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Đất trồng cây lâu năm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đất trồng cây lâu năm là gì? Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm là bao nhiêu?
Pháp luật
Hộ gia đình, cá nhân không sử dụng đất trồng cây lâu năm được Nhà nước giao trong thời hạn 18 tháng liên tục có quy phạm pháp luật về đất đai không?
Pháp luật
Ký hiệu CLN là loại đất gì và thuộc nhóm đất nào? Có được xây nhà ở trên đất kí hiệu CLN hay không?
Pháp luật
Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Đất LNK là gì? Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất LNK thì có cần phải xin phép cơ quan có thẩm quyền không?
Pháp luật
Người dân xây dựng chuồng trại trên đất trồng cây lâu năm thì có bị xem là vi phạm quy định pháp luật không?
Pháp luật
Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
Pháp luật
Nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm vượt quá hạn mức quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Đất trồng cây lâu năm là gì? Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho cá nhân là bao nhiêu theo Luật Đất đai mới?
Pháp luật
Cá nhân hết thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm có phải làm thủ tục gia hạn không? Không sử dụng đất trong bao lâu thì bị thu hồi đất?
Pháp luật
Đất CLN là đất gì? Đất CLN có lên thổ cư được không từ ngày 1 8 2024 theo Luật Đất đai 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đất trồng cây lâu năm
7,856 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đất trồng cây lâu năm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đất trồng cây lâu năm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào