Xây dựng nhà ở trên đất phi nông nghiệp không có giấy phép xử lý như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm trong trường hợp này?

Tôi muốn hỏi nếu xây dựng nhà ở trên đất phi nông nghiệp không có giấy phép xử lý như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm trong trường hợp này?

Đất phi nông nghiệp là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

- Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

+ Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

+ Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;

+ Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

+ Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;

Xây dựng nhà ở trên đất phi nông nghiệp không có giấy phép xử lý như thế nào?

Xây dựng nhà ở trên đất phi nông nghiệp không có giấy phép xử lý như thế nào?

Xây dựng trên đất phi nông nghiệp không có giấy phép xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định như sau:

(1) Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

- Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

(2) Xử phạt hành vi tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này thì mức phạt cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

- Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

- Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

(3) Xử phạt đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này mà tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

- Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

- Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

- Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.0000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

(4) Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc che chắn theo quy định và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường (nếu có) với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

- Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép xây dựng hoặc buộc công khai giấy phép xây dựng theo quy định với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

- Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 9, khoản 10, khoản 12, khoản 13 Điều này.

(5) Đối với hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này mà đang thi công xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định này.

Căn cứ khoản 3 Điều 57 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định như sau:

"3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung không tuân thủ quy hoạch đô thị, không có giấy phép xây dựng theo quy định hoặc sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp."

Theo đó, mức phạt đối với hành vi xây dựng nhà ở trên đất phi nông nghiệp mà không có giấy phép bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

+ Nếu vi phạm lần đầu bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

+ Nếu tái phạm hành vi sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.

+ Nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng.

+ Ngoài những trường hợp phạt trên, nếu vi phạm còn buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm dù đã kết thúc. Nếu đang thi công xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm trong trường hợp này?

Căn cứ Điều 72 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong trường hợp này bao gồm:

+ Công chức thuộc Ủy ban nhân dân các cấp được giao nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính về xây dựng quy định tại Nghị định này.

+ Công chức, viên chức, thanh tra viên thuộc cơ quan thanh tra nhà nước ngành Xây dựng được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra chuyên ngành độc lập hoặc thanh tra theo đoàn thanh tra.

+ Công chức, viên chức được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước về: hoạt động xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh bất động sản, quản lý, phát triển nhà.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính khi xây dựng trên đất phi nông nghiệp không có giấy phép.

Đất phi nông nghiệp Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Đất phi nông nghiệp
Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đất xây dựng cơ sở xã hội là đất gì? Có được sử dụng đất xây dựng cơ sở xã hội kết hợp với mục đích thương mại không?
Pháp luật
Đất SKC là gì? Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân có thể sử dụng đất SKC thông qua những hình thức nào?
Pháp luật
Trách nhiệm hành chính là gì? Đặc điểm của trách nhiệm hành chính? Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Pháp luật
Nộp thuế môn bài bằng cách nào? Nộp thuế môn bài chậm có bị phạt không? Thời gian nộp thuế môn bài là bao lâu?
Pháp luật
Đất PNN là gì? Cách tính thuế đất PNN? Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất PNN phải xin phép?
Pháp luật
Hành vi chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người dưới 16 tuổi tham gia giao thông vi phạm luật giao thông đường bộ thì có bị lập biên bản xử lý vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Đất DKV là gì? Đất DKV được Nhà nước cho thuê theo hình thức nào? Có được chuyển mục đích sử dụng đất DKV?
Pháp luật
Cá nhân có hành vi thả đèn trời sẽ bị xử phạt hành chính thế nào? Có áp dụng biện pháp khắc hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung với cá nhân có hành vi này hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đất phi nông nghiệp
3,237 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đất phi nông nghiệp Xử phạt vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đất phi nông nghiệp Xem toàn bộ văn bản về Xử phạt vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào