Xây dựng nhà cao tầng dẫn đến gây nứt nhà của các hộ dân tại chung cư lân cận thì phải xử lý như thế nào?
- Xây dựng nhà cao tầng dẫn đến gây nứt nhà của các hộ dân tại chung cư lân cận thì phải xử lý như thế nào?
- Việc bồi thường thiệt hại do xây dựng nhà cao tầng dẫn đến gây nứt nhà của các hộ dân tại chung cư lân cận được thực theo những nguyên tắc nào?
- Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do xây dựng nhà cao tầng dẫn đến gây nứt nhà của các hộ dân tại chung cư lân cận là bao lâu?
Xây dựng nhà cao tầng dẫn đến gây nứt nhà của các hộ dân tại chung cư lân cận thì phải xử lý như thế nào?
Thì theo Điều 174 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng
Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.
Và Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.
Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.
Bên cạnh đó thì căn cứ khoản 5 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về trật tự xây dựng
...
5. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận hoặc gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
...
Từ các quy định trên, khi xây dựng công trình thì chủ đầu tư cần phải đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận, xung quanh.
Trường hợp vì thi công công trình mà dẫn đến nứt nhà của các công trình lân cận, cụ thể làm nứt nhà của các hộ dân thuộc khu chung cư thì chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện bồi thường tương ứng với mức độ thiệt hại và phải có biện pháp xử lý để khắc phục tình trạng này.
Trường hợp chủ đầu tư không có hướng xử lý thì anh có thể xử lý bằng hình thức gửi đơn tố cáo (kèm theo các bằng chứng chứng minh) hoặc kiến nghị giải quyết đến Chủ tịch UBND cấp quận/huyện hoặc Chánh Thanh tra Sở Xây dựng để yêu cầu xử lý vấn đề đang phát sinh nhằm đảm bảo an toàn cho các hộ dân.
Xây dựng nhà cao tầng (Hình từ Internet)
Việc bồi thường thiệt hại do xây dựng nhà cao tầng dẫn đến gây nứt nhà của các hộ dân tại chung cư lân cận được thực theo những nguyên tắc nào?
Việc bồi thường thiệt hại do xây dựng nhà cao tầng dẫn đến gây nứt nhà của các hộ dân tại chung cư lân cận được thực theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do xây dựng nhà cao tầng dẫn đến gây nứt nhà của các hộ dân tại chung cư lân cận là bao lâu?
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do xây dựng nhà cao tầng dẫn đến gây nứt nhà của các hộ dân tại chung cư lân cận được quy định tại Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Theo đó, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do xây dựng nhà cao tầng dẫn đến gây nứt nhà của các hộ dân tại chung cư lân cận là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?