Xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao như thế nào? Đơn vị chủ trì tổ chức hội nghị cần chuẩn bị như thế nào?
- Xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao như thế nào?
- Công tác chuẩn bị tổ chức hội nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với đơn vị chủ trì như thế nào?
- Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm như thế nào trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch tổ chức hội nghị của VKSND tối cao?
Xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Quy định 03/QyĐ-VKSTC năm 2019 giải thích thì Hội nghị là cuộc họp bàn những vấn đề cụ thể để đánh giá quá trình công tác của cơ quan, đơn vị trong một thời điểm nhất định và bàn phương hướng trong thời gian tới; thể hiện tính hành chính, kết thúc hội nghị có ban hành kết luận.
Căn cứ theo Điều 7 Quy định 03/QyĐ-VKSTC năm 2019 quy định về xây dựng kế hoạch như sau:
Xây dựng kế hoạch
1. Văn phòng có nhiệm vụ rà soát việc lập danh sách hội nghị, hội thảo do các đơn vị thuộc VKSND tối cao đăng ký tổ chức, đối chiếu với Kế hoạch của năm trước bảo đảm không trùng lặp. Đồng thời, xây dựng dự thảo Kế hoạch chung, sau đố gửi lấy ý kiến các đơn vị thuộc VKSND tối cao và lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách các khối trước khi trình Viện trưởng VKSND tối cao ký ban hành.
2. Sau khi lấy ý kiến các đơn vị thuộc VKSND tối cao và lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách các khối, Văn phòng tổng hợp ý kiến hoàn thiện Kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo của VKSND tối cao, trình xin ý kiến Viện trưởng VKSND tối cao để ban hành.
Theo quy định trên, Văn phòng có nhiệm vụ rà soát việc lập danh sách hội nghị do các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao đăng ký tổ chức, đối chiếu với Kế hoạch của năm trước bảo đảm không trùng lặp.
Đồng thời, xây dựng dự thảo Kế hoạch chung, sau đố gửi lấy ý kiến các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách các khối trước khi trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký ban hành.
Sau khi lấy ý kiến các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách các khối, Văn phòng tổng hợp ý kiến hoàn thiện Kế hoạch tổ chức hội nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trình xin ý kiến Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để ban hành.
Tổ chức hội nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Hình từ Internet)
Công tác chuẩn bị tổ chức hội nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với đơn vị chủ trì như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Quy định 03/QyĐ-VKSTC năm 2019 quy định về xây dựng kế hoạch như sau:
Triển khai thực hiện Kế hoạch
1. Ngay sau khi Kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo của VKSND tối cao được ban hành, Thủ trưởng đơn vị chủ trì tổ chức có trách nhiệm tham mưu xây dựng Kế hoạch, Quyết định thành lập Ban tổ chức, các tiểu ban của hội nghị, hội thảo và phân công nhiệm vụ từng thành viên.
2. Công tác chuẩn bị tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn đối với đơn vị chủ trì:
a) Tham mưu lãnh đạo VKSND tối cao xây dựng Kế hoạch cụ thể về tổ chức hội nghị, hội thảo và chương trình tổ chức hội nghị, hội thảo;
b) Trước ngày diễn ra hội nghị, hội thảo 10 ngày đơn vị chủ trì có tờ trình (kèm theo Kế hoạch, Dự thảo chương trình), trình Viện trưởng VKSND tối cao (có ý kiến của Phó Viện trưởng VKSND tối cao phụ trách kèm theo) phê duyệt trước khi tiến hành hội nghị, hội thảo;
c) Đăng ký với Văn phòng dự kiến thời gian, địa điểm, hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo;
d) Chuẩn bị các phiếu đánh giá báo cáo, tham luận tại hội nghị, hội thảo; cử thư ký hội nghị, hội thảo;
đ) Chịu trách nhiệm xây dựng tài liệu hội nghị, hội thảo;
e) Nhận báo cáo, tham luận của đơn vị và cá nhân (nếu không đạt yêu cầu, đề nghị chỉnh sửa hoặc từ chối sử dụng tại hội nghị, hội thảo);
g) Tổng hợp và phân loại tài liệu; sắp xếp, biên tập, chỉnh lỗi, hoàn thiện, bảo mật, phát hành, thu hồi (nếu có) tài liệu hội nghị, hội thảo (phát trước ít nhất 01 ngày đến các đại biểu);
h) Trường hợp tài liệu đưa lên Trang tin điện tử VKSND tối cao, các đơn vị phải gửi về Văn phòng (Phòng Trang tin điện tử) ít nhất trước 03 ngày diễn ra hội nghị, hội thảo để đăng tải tài liệu;
i) Gửi bản mềm những tài liệu trình chiếu (nếu có) tại hội nghị, hội thảo đến Cục 2 ít nhất 01 ngày trước khi diễn ra hội nghị, hội thảo;
k) Trước 05 ngày diễn ra hội nghị, hội thảo phải phối hợp với Văn phòng, Cục 2, Cục 3 để thực hiện công tác chuẩn bị như: dự trù kinh phí; ban hành công văn triệu tập; hệ thống đường truyền, các đơn vị, điểm cầu tham luận;
l) Trong phạm vi 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc hội nghị, hội thảo đơn vị chủ trì phải báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao kết quả tổ chức hội nghị, hội thảo;
m) Đối với hội nghị phải thông báo kết luận chỉ đạo hội nghị bằng văn bản đến các đơn vị liên quan;
n) Đối với hội nghị, hội thảo tổ chức ngoài Trụ sở VKSND tối cao, đơn vị chủ trì phối hợp với Văn phòng, Cục 2 lựa chọn địa điểm, quy mô, hình thức tổ chức (trực tiếp, trực tuyến, phương tiện đi lại,...) để thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm việc tổ chức hội nghị, hội thảo.
...
Theo đó, ngay sau khi Kế hoạch tổ chức hội nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành, Thủ trưởng đơn vị chủ trì tổ chức có trách nhiệm tham mưu xây dựng Kế hoạch, Quyết định thành lập Ban tổ chức, các tiểu ban của hội nghị và phân công nhiệm vụ từng thành viên.
Công tác chuẩn bị tổ chức hội nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tập huấn đối với đơn vị chủ trì đư,ợc quy định cụ thể trên.
Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm như thế nào trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch tổ chức hội nghị của VKSND tối cao?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 8 Quy định 03/QyĐ-VKSTC năm 2019 quy định về xây dựng kế hoạch như sau:
Triển khai thực hiện Kế hoạch
...
4. Văn phòng VKSND tối cao có trách nhiệm:
a) Thực hiện dự trù kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo trình lãnh đạo VKSND tối cao phê duyệt; lựa chọn địa điểm, hình thức tổ chức bảo đảm chất lượng và tiết kiệm; thực hiện đúng các quy định hiện hành về chỉ tiêu, thanh quyết toán tài chính;
b) Xây dựng và ban hành văn bản triệu tập hội nghị, hội thảo; giấy mời đại biểu dự hội nghị, hội thảo; phối hợp đơn vị chủ trì đón tiếp đại biểu;
c) Thực hiện việc gửi tài liệu vào hộp thư điện tử của cơ quan, đơn vị, đăng tải lên Trang tin điện tử VKSND tối cao; chỉ đóng quyển tài liệu khi có chỉ đạo của lãnh đạo VKSND tối cao hoặc Chánh Văn phòng VKSND tối cao;
d) Chuẩn bị hội trường, maket, biển tên, sắp xếp chở ngồi; dẫn chương trình (đối với các hội nghị, hội thảo có Viện trưởng VKSND tối cao tham dự);
d) Bố trí nơi ăn, nghỉ, phương tiện đưa đón đại biểu dự hội nghị, hội thảo theo công văn triệu tập;
e) Phối hợp với VKSND cấp tỉnh nơi tổ chức hội nghị, hội thảo liên hệ thuê địa điểm tổ chức và bố trí nơi ăn, nghỉ của đại biểu, bố trí phương tiện đưa đón (nếu có);
g) Biên tập, viết bài tuyên truyền trên Trang tin điện tử VKSND tối cao;
h) Phối hợp các đơn vị liên quan bảo đảm an ninh, an toàn cho hội nghị, hội thảo;
i) Chuẩn bị các công tác khác bảo đảm việc tổ chức hội nghị, hội thảo.
Như vậy, Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm cụ thể trên trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch tổ chức hội nghị của VKSND tối cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?