Xây dựng Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành án dân sự căn cứ vào đâu? Kế hoạch kiểm tra có những nội dung chủ yếu nào?
- Thực hiện kiểm tra công tác thi hành án dân sự cần tuân theo những nguyên tắc gì?
- Xây dựng Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành án dân sự căn cứ vào đâu?
- Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành án dân sự gồm những nội dung chủ yếu nào?
- Việc kiểm tra công tác thi hành án dân sự thực hiện bằng phương thức gì?
Thực hiện kiểm tra công tác thi hành án dân sự cần tuân theo những nguyên tắc gì?
Kiểm tra công tác thi hành án dân sự cần tuân theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 20 Thông tư 04/2023/TT-BTP (Có hiệu lực từ ngày 01/10/2023) dưới đây:
- Việc kiểm tra không được làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm tra.
- Việc kiểm tra phải công khai, minh bạch, dân chủ; các đánh giá, kết luận phải chính xác, khách quan.
- Kết thúc kiểm tra phải có kết luận về những nội dung được kiểm tra.
Trước đây, căn cứ theo Điều 19 Thông tư 01/2016/TT-BTP (Hết hiệu lực từ ngày 01/10/2023) quy định về nguyên tắc kiểm tra như sau:
Nguyên tắc kiểm tra
1. Việc kiểm tra không được làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm tra.
2. Việc kiểm tra phải công khai, minh bạch, dân chủ; các đánh giá, kết luận phải chính xác, khách quan.
3. Kết thúc kiểm tra phải có kết luận về những nội dung được kiểm tra.
Theo đó, khi kiểm tra công tác thi hành án dân sự cần tuân theo những nguyên tắc sau:
- Việc kiểm tra công tác thi hành án dân sự không được làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm tra.
- Việc kiểm tra công tác thi hành án dân sự phải công khai, minh bạch, dân chủ; các đánh giá, kết luận phải chính xác, khách quan.
- Kết thúc kiểm tra phải có kết luận về những nội dung được kiểm tra.
Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Xây dựng Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành án dân sự căn cứ vào đâu?
Xây dựng Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành án dân sự căn cứ vào quy định tại Điều 21 Thông tư 04/2023/TT-BTP (Có hiệu lực từ ngày 01/10/2023) như sau:
Căn cứ xây dựng Kế hoạch kiểm tra
1. Kế hoạch công tác năm của đơn vị.
2. Kế hoạch tổ chức thi hành án dân sự.
3. Chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ thi hành án dân sự được giao hàng năm của địa phương và đơn vị.
4. Kết quả công tác của đơn vị thực hiện kiểm tra và của đơn vị được kiểm tra trong năm báo cáo và những năm trước đó.
5. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị lập kế hoạch kiểm tra.
6. Chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự cấp trên...).
Như vậy, xây dựng Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành án dân sự căn cứ vào:
- Kế hoạch công tác năm của đơn vị.
- Kế hoạch tổ chức thi hành án dân sự.
- Chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ thi hành án dân sự được giao hàng năm của địa phương và đơn vị.
- Kết quả công tác của đơn vị thực hiện kiểm tra và của đơn vị được kiểm tra trong năm báo cáo và những năm trước đó.
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị lập kế hoạch kiểm tra.
- Chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự cấp trên...).
Trước đây. căn cứ theo Điều 20 Thông tư 01/2016/TT-BTP (Hết hiệu lực từ ngày 01/10/2023) quy định về căn cứ xây dựng Kế hoạch kiểm tra như sau:
Căn cứ xây dựng Kế hoạch kiểm tra
1. Kế hoạch công tác năm của đơn vị;
2. Kế hoạch tổ chức thi hành án dân sự;
3. Chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ thi hành án dân sự được giao hàng năm của địa phương và đơn vị;
4. Kết quả công tác của đơn vị thực hiện kiểm tra và của đơn vị được kiểm tra trong năm báo cáo và những năm trước đó;
5. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị lập kế hoạch kiểm tra;
6. Chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự cấp trên …).
Theo đó, xây dựng Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành án dân sự căn cứ vào:
- Kế hoạch công tác năm của đơn vị;
- Kế hoạch tổ chức thi hành án dân sự;
- Chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ thi hành án dân sự được giao hàng năm của địa phương và đơn vị;
- Kết quả công tác của đơn vị thực hiện kiểm tra và của đơn vị được kiểm tra trong năm báo cáo và những năm trước đó;
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị lập kế hoạch kiểm tra;
- Chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự cấp trên …).
Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành án dân sự gồm những nội dung chủ yếu nào?
Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành án dân sự gồm những nội dung được quy định tại Điều 22 Thông tư 04/2023/TT-BTP (Có hiệu lực từ ngày 01/10/2023) như sau:
Xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm tra
1. Hàng năm, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm tra của đơn vị mình. Kế hoạch kiểm tra bao gồm:
a) Kế hoạch tự kiểm tra;
b) Kế hoạch kiểm tra nội bộ đơn vị;
c) Kế hoạch kiểm tra đối với cấp dưới;
d) Kế hoạch kiểm tra liên ngành.
2. Kế hoạch kiểm tra bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mục đích, yêu cầu kiểm tra;
b) Phạm vi, đối tượng kiểm tra;
c) Hình thức kiểm tra;
d) Nội dung kiểm tra;
đ) Phương pháp kiểm tra;
e) Tổ chức thực hiện.
3. Kế hoạch kiểm tra phải được lập xong trong kỳ báo cáo 03 tháng đầu tiên của năm báo cáo thi hành án dân sự và phải gửi cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để báo cáo.
Theo đó, hàng năm, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm tra của đơn vị mình. Kế hoạch kiểm tra bao gồm:
- Kế hoạch tự kiểm tra;
- Kế hoạch kiểm tra nội bộ đơn vị;
- Kế hoạch kiểm tra đối với cấp dưới;
- Kế hoạch kiểm tra liên ngành.
Kế hoạch kiểm tra bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Mục đích, yêu cầu kiểm tra;
- Phạm vi, đối tượng kiểm tra;
- Hình thức kiểm tra;
- Nội dung kiểm tra;
- Phương pháp kiểm tra;
- Tổ chức thực hiện.
Kế hoạch kiểm tra phải được lập xong trong kỳ báo cáo 03 tháng đầu tiên của năm báo cáo thi hành án dân sự và phải gửi cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để báo cáo.
Trước đây, căn cứ theo Điều 21 Thông tư 01/2016/TT-BTP (Hết hiệu lực từ ngày 01/10/2023) quy định như sau:
Lập kế hoạch kiểm tra
1. Hàng năm Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm tra của đơn vị mình. Kế hoạch kiểm tra bao gồm:
a) Kế hoạch kiểm tra đối với cấp dưới;
b) Kế hoạch kiểm tra nội bộ đơn vị;
c) Kế hoạch kiểm tra liên ngành.
2. Kế hoạch kiểm tra bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mục đích, yêu cầu kiểm tra;
b) Đối tượng, phạm vi kiểm tra;
c) Nội dung kiểm tra;
d) Phương pháp kiểm tra;
đ) Tổ chức thực hiện.
3. Kế hoạch kiểm tra phải được lập xong trong kỳ báo cáo 03 tháng đầu tiên của năm báo cáo thi hành án dân sự và phải gửi cho cơ quan thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp để báo cáo.
Theo quy định trên, hàng năm Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm tra của đơn vị mình.
Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành án dân sự bao gồm:
- Kế hoạch kiểm tra đối với cấp dưới;
- Kế hoạch kiểm tra nội bộ đơn vị;
- Kế hoạch kiểm tra liên ngành.
Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành án dân sự gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Mục đích, yêu cầu kiểm tra;
- Đối tượng, phạm vi kiểm tra;
- Nội dung kiểm tra;
- Phương pháp kiểm tra;
- Tổ chức thực hiện.
Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành án dân sự phải được lập xong trong kỳ báo cáo 03 tháng đầu tiên của năm báo cáo thi hành án dân sự và phải gửi cho cơ quan thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp để báo cáo.
Việc kiểm tra công tác thi hành án dân sự thực hiện bằng phương thức gì?
Việc kiểm tra công tác thi hành án dân sự được thực hiện theo phương thức quy định tại Điều 24 Thông tư 04/2023/TT-BTP (Có hiệu lực từ ngày 01/10/2023) như sau:
Phương thức kiểm tra
1. Việc kiểm tra được thực hiện trực tiếp thông qua kiểm tra sổ sách, hồ sơ, tài liệu và nghe báo cáo, giải trình của đối tượng được kiểm tra.
2. Trường hợp cần thiết, đoàn kiểm tra có thể tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra.
Theo đó, việc kiểm tra được thực hiện trực tiếp thông qua kiểm tra sổ sách, hồ sơ, tài liệu và nghe báo cáo, giải trình của đối tượng được kiểm tra.
Trường hợp cần thiết, đoàn kiểm tra có thể tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra.
Trước đây, căn cứ theo Điều 23 Thông tư 01/2016/TT-BTP (Hết hiệu lực từ ngày 01/10/2023) quy định về phương thức kiểm tra như sau:
Phương thức kiểm tra
1. Việc kiểm tra được thực hiện trực tiếp thông qua kiểm tra sổ sách, hồ sơ thi hành án và nghe báo cáo, giải trình của đối tượng được kiểm tra.
2. Trường hợp cần thiết, đoàn kiểm tra có thể tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra.
Như vậy, việc kiểm tra công tác thi hành án dân sự được thực hiện trực tiếp thông qua kiểm tra sổ sách, hồ sơ thi hành án và nghe báo cáo, giải trình của đối tượng được kiểm tra.
Trường hợp cần thiết, đoàn kiểm tra có thể tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?