Xây dựng đề án sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã do ai chủ trì, chịu trách nhiệm? Tiến độ xây dựng đề án sáp nhập như thế nào?
Xây dựng đề án sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã do ai chủ trì, chịu trách nhiệm?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục II Kết luận 127-KL/TW quy định xây dựng đề án sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập xã như sau:
Giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã . Trong đó:
(1) Đối với cấp tỉnh: Ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.
(2) Đối với cấp xã: Cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hoá, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.
(3) Làm rõ mối quan hệ công tác giữa các cấp chính quyền địa phương (giữa cấp tỉnh và cấp xã); mối quan hệ công tác theo ngành dọc từ Trung ương đến cấp xã (giữa bộ, ngành Trung ương, các sở chuyên ngành và đơn vị, cá nhân phụ trách theo lĩnh vực), bảo đảm hoạt động thuận lợi, đồng bộ, liên thông, hiệu lực, hiệu quả; xác định rõ các điều kiện bảo đảm để chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả trước, trong và sau khi sắp xếp.
Xây dựng đề án sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã do ai chủ trì, chịu trách nhiệm? Tiến độ xây dựng đề án sáp nhập như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiến độ xây dựng đề án sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã theo Kết luận 127 như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục II Kết luận 127-KL/TW quy định Đảng ủy Chính phủ khẩn trương triển khai thực hiện, bảo đảm tiến độ xây dựng đề án, cụ thể như sau:
+ Báo cáo Bộ Chính trị cho chủ trương trước khi xin ý kiến các cấp uỷ, tổ chức đảng chậm nhất ngày 09/3/2025.
+ Tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hoàn thiện đề án gửi xin ý kiến các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, ban đảng Trung ương chậm nhất ngày 12/3/2025.
+ Tiếp thu ý kiến góp ý của các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, ban đảng Trung ương, hoàn thiện đề án, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư trước ngày 27/3/2025.
+ Tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ý kiến các cơ quan, hoàn thiện đề án, tờ trình; trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước ngày 07/4/2025.
Tuy nhiên, theo quy định mới nhất thì tiến độ xây dựng đề án sáp nhập tỉnh nêu trên đã được rút ngắn. Xem chi tiết tại Lộ trình sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam mới nhất 2025?
Tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số của cấp tỉnh, cấp xã là gì?
* Tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số của cấp tỉnh:
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 quy định:
Tiêu chuẩn của tỉnh
1. Quy mô dân số:
a) Tỉnh miền núi, vùng cao từ 900.000 người trở lên;
b) Tỉnh không thuộc điểm a khoản này từ 1.400.000 người trở lên.
2. Diện tích tự nhiên:
a) Tỉnh miền núi, vùng cao từ 8.000 km2 trở lên;
b) Tỉnh không thuộc điểm a khoản này từ 5.000 km2 trở lên.
3. Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên, trong đó có ít nhất là 01 thành phố hoặc 01 thị xã.
Theo đó, tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số cấp tỉnh được quy định cụ thể như sau:
- Quy mô dân số:
+ Tỉnh miền núi, vùng cao từ 900.000 người trở lên;
+ Tỉnh không thuộc miền núi, vùng cao từ 1.400.000 người trở lên.
- Diện tích tự nhiên:
+ Tỉnh miền núi, vùng cao từ 8.000 km2 trở lên;
+ Tỉnh không thuộc miền núi, vùng cao từ 5.000 km2 trở lên.
- Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên, trong đó có ít nhất là 01 thành phố hoặc 01 thị xã.
* Tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số của cấp xã:
Căn cứ Điều 3 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 quy định:
Tiêu chuẩn của xã
1. Quy mô dân số:
a) Xã miền núi, vùng cao từ 5.000 người trở lên;
b) Xã không thuộc điểm a khoản này từ 8.000 người trở lên.
2. Diện tích tự nhiên:
a) Xã miền núi, vùng cao từ 50 km2 trở lên;
b) Xã không thuộc điểm a khoản này từ 30 km2 trở lên.
Theo đó, tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số cấp xã được quy định cụ thể như sau:
- Về quy mô dân số:
+ Xã miền núi, vùng cao từ 5.000 người trở lên;
+ Xã không thuộc miền núi, vùng cao từ 8.000 người trở lên.
- Về diện tích tự nhiên:
+ Xã miền núi, vùng cao từ 50 km2 trở lên;
+ Xã không thuộc miền núi, vùng cao từ 30 km2 trở lên.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Vận tốc thiết kế của xe chở người bốn bánh có gắn động cơ là bao nhiêu? Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ có thời hạn sử dụng là bao lâu?
- Tử vi 12 con giáp ngày 1 4 2025 chi tiết? Tử vi hôm nay ngày 1 4 2025? Tử vi hôm nay 12 con giáp 1 4 2025?
- Người thuê nhà lưu trú công nhân có phải bàn giao lại nhà cho bên cho thuê sau khi hết hợp đồng lao động không?
- Tiêu chuẩn lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế? Thẩm quyền thành lập Hội đồng giám định tư pháp tại Sở Y tế?
- Thông tấn xã Việt Nam có tên và ký hiệu viết tắt tên giao dịch quốc tế tiếng Anh theo Nghị định 27 là gì?