Xây dựng công trình giao cắt với vùng nước cảng biển có phải lập phương án bảo đảm an toàn hàng hải không?
Vùng nước cảng biển được giới hạn để làm gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Giàn di động là cấu trúc nổi chuyên dùng phục vụ thăm dò, khai thác và hoạt động trên biển.
7. Ụ nổi là cấu trúc nổi không tự hành dùng để nâng, hạ tàu thuyền phục vụ cho mục đích đóng mới, sửa chữa, kiểm tra tàu thuyền.
8. Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị.
9. Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, luồng hàng hải và xây dựng các công trình phụ trợ khác.
10. Bến cảng là khu vực bao gồm vùng đất và vùng nước thuộc một cảng biển, được xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, vùng nước trước cầu cảng, luồng hàng hải và các công trình phụ trợ khác. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng.
11. Cầu cảng là kết cấu cố định hoặc kết cấu nổi thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu thuyền neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì vùng nước cảng biển là vùng nước được giới hạn nhằm thiết lập:
- Vùng nước trước cầu cảng;
- Vùng quay trở tàu;
- Khu neo đậu;
- Khu chuyển tải;
- Khu tránh bão;
- Vùng đón trả hoa tiêu;
- Vùng kiểm dịch;
- Luồng hàng hải;
- Xây dựng các công trình phụ trợ khác.
>> Quy định về yêu cầu đối với thiết bị giám sát nạo vét trong vùng nước cảng biển hiện nay là gì?
Xây dựng công trình giao cắt với vùng nước cảng biển có phải lập phương án bảo đảm an toàn hàng hải không? (Hình từ Internet)
Xây dựng công trình giao cắt với vùng nước cảng biển có phải lập phương án bảo đảm an toàn hàng hải không?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 58/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Phương án bảo đảm an toàn hàng hải
1. Trước khi tiến hành xây dựng, thi công các cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, chủ đầu tư có trách nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải và tổ chức thực hiện phương án bảo đảm an toàn hàng hải đã được phê duyệt.
2. Các trường hợp phải lập phương án bảo đảm an toàn hàng hải:
a) Xây dựng các công trình cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải và khu nước, vùng nước;
b) Xây dựng các công trình giao cắt với vùng nước cảng biển, luồng hàng hải hoặc các công trình có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải như cầu, đường dây điện, cáp treo, các công trình ngầm, giàn khoan, phong điện, thủy điện, nhiệt điện và các công trình tương tự khác;
c) Các công trình thi công, đầu tư xây dựng trong vùng biển Việt Nam ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải.
3. Cảng vụ hàng hải phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải; riêng đối với các công trình quy định tại điểm b khoản 2 Điều này trước khi phê duyệt, Cảng vụ hàng hải phải lấy ý kiến chấp thuận của Cục Hàng hải Việt Nam. Chậm nhất 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cảng vụ hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản chấp thuận phương án bảo đảm an toàn hàng hải gửi Cảng vụ hàng hải; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...
Như vậy, trường hợp xây dựng công trình giao cắt với vùng nước cảng biển thì phải lập phương án bảo đảm an toàn hàng hải.
Theo đó, trước khi phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải nêu trên, Cảng vụ hàng hải phải lấy ý kiến chấp thuận của Cục Hàng hải Việt Nam.
Chậm nhất 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cảng vụ hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản chấp thuận phương án bảo đảm an toàn hàng hải gửi Cảng vụ hàng hải; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tổ chức cá nhân hoạt động trong vùng nước cảng biển phải cung cấp thông tin thông báo hàng hải khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 60 Nghị định 58/2017/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng nước cảng biển của Việt Nam có nghĩa vụ cung cấp kịp thời, chính xác cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải các thông tin sau đây, nếu phát hiện được:
- Sai lệch về vị trí hoặc đặc tính hoạt động của báo hiệu hàng hải so với nội dung của thông báo hàng hải đã công bố;
- Các chướng ngại vật mới phát hiện chưa được công bố thông báo hàng hải hoặc chưa được đánh dấu trên hải đồ;
- Các thông tin khác có liên quan đến an toàn hàng hải.
Lưu ý: Các tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra các số liệu, thông tin nêu trên để công bố thông báo hàng hải theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?