Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công có các tiêu chuẩn kỹ thuật, chuẩn thông tin nào được áp dụng?
- Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công có các tiêu chuẩn kỹ thuật, chuẩn thông tin nào được áp dụng?
- Các cơ sở dữ liệu thành phần được kết nối trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công phải tuân thủ các nguyên tắc gì?
- Kinh phí cho việc xây dựng, nâng cấp, duy trì Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công được bố trí thế nào?
Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công có các tiêu chuẩn kỹ thuật, chuẩn thông tin nào được áp dụng?
Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 67/2018/TT-BTC quy định việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công được áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, chuẩn thông tin như sau:
Tiêu chuẩn kỹ thuật, chuẩn thông tin áp dụng cho việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia và các Cơ sở dữ liệu về tài sản chuyên ngành phải áp dụng các quy chuẩn, quy định, hướng dẫn về các yêu cầu kỹ thuật khi thực hiện kết nối, trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Cấu trúc dữ liệu trao đổi với Cơ sở dữ liệu quốc gia phải sử dụng bộ mã đơn vị ĐKTS là bộ mã được thiết lập trong Cơ sở dữ liệu quốc gia dựa trên bộ mã có quan hệ với ngân sách nhà nước trong Danh mục dùng chung trong lĩnh vực tài chính theo quy định tại Thông tư số 18/2017/TT-BTC ngày 28/02/2017 của Bộ Tài chính quy định Hệ thống Danh mục điện tử dùng chung trong lĩnh vực Tài chính.
3. Nội dung chuẩn các thông tin quy định trên Cơ sở dữ liệu quốc gia được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Các trường thông tin quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này là các trường thông tin bắt buộc và được chuẩn hóa về nội dung, kỹ thuật để đảm bảo việc trao đổi, tích hợp, chia sẻ dữ liệu điện tử về các loại tài sản công đảm bảo thống nhất trên phạm vi cả nước.
4. Bộ Tài chính có trách nhiệm ban hành tài liệu kỹ thuật phục vụ kết nối trước khi dự án xây dựng, nâng cấp Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công được nghiệm thu và đưa vào vận hành.
Các cơ sở dữ liệu thành phần được kết nối trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công phải tuân thủ các nguyên tắc gì?
Tại khoản 1 Điều 112 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định nguyên tắc kết nối, tích hợp dữ liệu và truy cập thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công như sau:
- Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công chỉ cho phép truy cập thông tin với cơ sở dữ liệu thành phần, cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
- Các cơ sở dữ liệu thành phần, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác có sử dụng dữ liệu về tài sản công phải bảo đảm khả năng kết nối và tích hợp dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công;
- Các cơ sở dữ liệu thành phần, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác có cung cấp dữ liệu về tài sản công phải bảo đảm khả năng kết nối và tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công;
- Việc kết nối, tích hợp dữ liệu, truy cập thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công thực hiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.
Kinh phí cho việc xây dựng, nâng cấp, duy trì Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công được bố trí thế nào?
Theo Điều 115 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định kinh phí cho việc xây dựng, quản lý, nâng cấp Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công, tạo lập dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và nguồn kinh phí khác (nếu có).
Bên cạnh đó nội dung này còn được hướng dẫn bởi Điều 10 Thông tư 67/2018/TT-BTC, cụ thể như sau:
Kinh phí đảm bảo việc xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công
1. Kinh phí cho việc xây dựng, nâng cấp, duy trì Cơ sở dữ liệu quốc gia được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Tài chính.
2. Kinh phí cho việc nhập, duyệt, chuẩn hóa, khai thác dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành. Mức chi cho việc nhập, duyệt, chuẩn hóa dữ liệu về tài sản công do cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện tối đa không quá 50% mức chi nhập dữ liệu theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách công. Mức chi cho việc khai thác thông tin được xác định theo chi phí thực tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 3rd December Sweater là gì? Ngày 3 12 có sự kiện gì? Ngày 3 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu được tiến hành như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 cấp tiểu học thế nào?
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?