Xâm nhập mạng viễn thông trái phép là gì? Xâm nhập mạng viễn thông có tổ chức bị phạt tù bao nhiêu năm?

Xâm nhập mạng viễn thông trái phép là gì? Xâm nhập mạng viễn thông có tổ chức bị phạt tù bao nhiêu năm theo quy định? Xâm nhập mạng viễn thông có tổ chức có phải hình thức tăng nặng trách nhiệm hình sự không?

Xâm nhập mạng viễn thông trái phép là gì?

Theo Điều 1 Nghị quyết 08/2021/NQ-UBTVQH15 quy định như sau:

Giải thích khoản 1 Điều 289 của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14
Hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác lấy cắp dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều 289 của Bộ luật Hình sự được hiểu là bao gồm cả hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm đoạt dữ liệu có chứa bí mật kinh doanh, kể cả nghe, đọc, ghi chép, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình dữ liệu có chứa bí mật kinh doanh.

Như vậy, hiện nay chưa có quy định giải thích xâm nhập mạng viễn thông trái phép là gì.

Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Nghị quyết trên có thể hiểu xâm nhập mạng viễn thông trái phép là hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông của người khác nhằm chiếm đoạt dữ liệu có chứa bí mật kinh doanh, kể cả nghe, đọc, ghi chép, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình dữ liệu có chứa bí mật kinh doanh.

Xâm nhập mạng viễn thông trái phép là gì? Xâm nhập mạng viễn thông có tổ chức bị phạt tù bao nhiêu năm?

Xâm nhập mạng viễn thông trái phép là gì? Xâm nhập mạng viễn thông có tổ chức bị phạt tù bao nhiêu năm? (hình từ internet)

Xâm nhập mạng viễn thông trái phép bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Căn cứ Điều 289 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác như sau:

Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác
1. Người nào cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Đối với trạm trung chuyển internet quốc gia, hệ thống cơ sở dữ liệu tên miền và hệ thống máy chủ tên miền quốc gia;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh;
b) Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông;
c) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, đối với hành vi xâm nhập mạng viễn thông trái phép có tổ chức thì có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Xâm nhập mạng viễn thông có tổ chức có phải hình thức tăng nặng trách nhiệm hình sự không?

Theo Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau:

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội 02 lần trở lên;
h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
...
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

Theo quy định trên thì phạm tội có tổ chức là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, đối với hành vi xâm nhập mạng viễn thông trái phép có tổ chức đã được Bộ luật Hình sự quy định là dấu hiệu định khung hình phạt (điểm a khoản 2 Điều 289 Bộ luật Hình sự 2015), do đó, nó không được xem là tình tiết tăng nặng.

Xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông
Mạng viễn thông Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Mạng viễn thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Những giấy tờ, tài liệu nào bao gồm trong hồ sơ đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông công cộng?
Pháp luật
Mạng viễn thông dùng riêng do ai thiết lập? Các mạng viễn thông dùng riêng có thể kết nối trực tiếp với nhau không?
Pháp luật
Xâm nhập mạng viễn thông trái phép là gì? Xâm nhập mạng viễn thông có tổ chức bị phạt tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Nhà nước có chính sách đầu tư xây dựng mạng viễn thông dùng riêng phục vụ hoạt động quốc phòng hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông có biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng có được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng không?
Pháp luật
Mạng nội bộ là gì? Khi hòa mạng nội bộ vào mạng viễn thông công cộng có cần ký hợp đồng không?
Pháp luật
Mạng viễn thông là gì? Những trường hợp nào phải có giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng?
Pháp luật
Điện toán đám mây là gì? Dịch vụ điện toán đám mây cung cấp tính năng nào cho người sử dụng mạng viễn thông?
Pháp luật
Những thông tin nào được ưu tiên truyền qua mạng viễn thông từ ngày 01/7/2024 theo quy định mới tại Luật Viễn thông 2023?
Pháp luật
Cáp viễn thông sợi đồng vào nhà thuê bao có bao nhiêu loại lõi dẫn? Yêu cầu về cơ học đối với lõi dẫn như thế nào?
Pháp luật
Người gây rối loạn hoạt động mạng viễn thông gây thiệt hại 1 tỷ đồng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
611 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông Mạng viễn thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông Xem toàn bộ văn bản về Mạng viễn thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào