Xâm hại tình dục trẻ em là gì? Bộ Công an phải phối hợp với những cơ quan nào để thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn xâm hại tình dục trẻ em?
Xâm hại tình dục trẻ em là gì?
Xâm hại tình dục trẻ em được giải thích tại khoản 8 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 như sau:
Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
Như vậy, xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
Xâm hại tình dục trẻ em là gì? (Hình từ Internet)
Bộ Công an phải phối hợp với những cơ quan nào để thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn xâm hại tình dục trẻ em?
Bộ Công an phải phối hợp với những cơ quan được quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Trẻ em 2016 để thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn xâm hại tình dục trẻ em
Bộ Công an
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và cơ quan bảo vệ pháp luật hướng dẫn và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán trẻ em và tội phạm liên quan đến trẻ em.
2. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, yêu cầu và biện pháp bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính đối với trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em là người bị hại và người làm chứng; đào tạo, bồi dưỡng về quyền trẻ em, về tâm lý học, khoa học giáo dục cho công an viên, cán bộ trường giáo dưỡng và Điều tra viên tiến hành tố tụng các vụ án có liên quan đến trẻ em.
3. Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan phòng ngừa, ngăn chặn, quản lý, giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật.
Như vậy, Bộ Công an phải chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và cơ quan bảo vệ pháp luật hướng dẫn và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán trẻ em và tội phạm liên quan đến trẻ em.
Ngoài ra, Bộ Công an còn có trách nhiệm sau:
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, yêu cầu và biện pháp bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính đối với trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em là người bị hại và người làm chứng; đào tạo, bồi dưỡng về quyền trẻ em, về tâm lý học, khoa học giáo dục cho công an viên, cán bộ trường giáo dưỡng và Điều tra viên tiến hành tố tụng các vụ án có liên quan đến trẻ em.
- Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan phòng ngừa, ngăn chặn, quản lý, giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật.
Trẻ em bị xâm hại tình dục có được xem là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không?
Trẻ em bị xâm hại tình dục có được xem là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không, thì căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật Trẻ em 2016 như sau:
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
1. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm các nhóm sau đây:
a) Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ;
b) Trẻ em bị bỏ rơi;
c) Trẻ em không nơi nương tựa;
d) Trẻ em khuyết tật;
đ) Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;
e) Trẻ em vi phạm pháp luật;
g) Trẻ em nghiện ma túy;
h) Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở;
i) Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực;
k) Trẻ em bị bóc lột;
l) Trẻ em bị xâm hại tình dục;
m) Trẻ em bị mua bán;
n) Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo;
o) Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc.
2. Chính phủ quy định chi tiết các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và chính sách hỗ trợ phù hợp đối với từng nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Theo đó, trẻ em bị xâm hại tình dục được xem là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 13 Nghị định 56/2017/NĐ-CP như sau:
Trẻ em bị xâm hại tình dục
- Trẻ em bị hiếp dâm.
- Trẻ em bị cưỡng dâm.
- Trẻ em bị giao cấu.
- Trẻ em bị dâm ô.
- Trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?