Xác định trường hợp túi ni lông chịu thuế Bảo vệ môi trường là loại túi ni lông nào? Để đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường thì hồ sơ đăng ký cần phải có những tài liệu nào?
Túi ni lông thuộc diện chịu thuế là loại túi nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 thì túi ni lông thuộc diện chịu thuế là loại túi, bao bì được làm từ màng nhựa đơn polyetylen, tên kỹ thuật là túi nhựa xốp.
Khoản 3 Điều 2 Nghị định 67/2011/NĐ-CP quy định đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Thuế bảo vệ môi trường là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trường hợp túi ni lông chịu thuế Bảo vệ môi trường
Như thế nào là túi ni lông thân thiện với môi trường?
Điều 8 Thông tư 07/2012/TT-BTNMT quy định về tiêu chí của một chiếc túi ni lông thân thiện với môi trường như sau:
"Điều 8. Tiêu chí túi ni lông thân thiện với môi trường
Túi ni lông thân thiện với môi trường phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
1. Túi ni lông có một trong hai đặc tính kỹ thuật sau:
a) Có độ dày một lớp màng lớn hơn 30 µm (micrômét), kích thước nhỏ nhất lớn hơn 20 cm (xăngtimét) và tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu túi ni lông phải có kế hoạch thu hồi, tái chế;
b) Có khả năng phân hủy sinh học tối thiểu 60% trong thời gian không quá hai (02) năm.
2. Túi ni lông có hàm lượng tối đa cho phép của các kim loại nặng quy định như sau: Asen (As): 12 mg/kg; Cadimi (Cd): 2 mg/kg; Chì (Pb): 70 mg/kg; Đồng (Cu): 50 mg/kg; Kẽm (Zn): 200 mg/kg; Thủy ngân (Hg): 1 mg/kg; Niken (Ni): 30 mg/kg.
3. Túi ni lông được sản xuất tại hộ gia đình, tại cơ sở sản xuất tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường."
Để đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường thì hồ sơ đăng ký cần phải có những tài liệu nào?
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 07/2012/TT-BTNMT thì hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường bao gồm:
- 01 (một) bản đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.
- 01 (một) bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh.
- 01 (một) bản sao của 01 (một) trong các văn bản sau:
+ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường;
+ Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;
+ Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;
+ Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;
+ Giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
- 01 (một) bản sao của 01 (một) trong các văn bản sau:
+ Đối với cơ sở thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
(1) Giấy xác nhận về việc thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trước khi đi vào vận hành chính thức;
(2) Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành;
+ Đối với cơ sở thuộc đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết: Giấy xác nhận hoàn thành việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở.
- 01 (một) bản sao Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm (Certificate of Origin) đối với sản phẩm túi ni lông nhập khẩu.
- 01 (một) báo cáo kết quả quan trắc, giám sát môi trường định kỳ mới nhất của cơ sở sản xuất.
- 01 (một) Phiếu kết quả thử nghiệm và 02 mẫu sản phẩm đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 của Thông tư này. Trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường chưa có kết quả thử nghiệm khả năng phân hủy sinh học của sản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
- 01 (một) bản mô tả sản phẩm túi ni lông có khả năng phân hủy sinh học và các tài liệu có liên quan: Giới thiệu thành phần nguyên liệu, quy trình sản xuất; đặc tính của sản phẩm; nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa; hướng dẫn sử dụng, bảo quản theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này hoặc Kế hoạch thu hồi tái chế túi ni lông có độ dày lớn hơn 30 µm theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.
Như vậy, để được chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường thì sản phẩm của anh/chị phải đáp ứng các điều kiện được nêu tại bài viết trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?