Xác định sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường dựa trên những yếu tố nào?
Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể đúng không?
Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường được quy định tại Điều 24 Luật Cạnh tranh 2018 như sau:
Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
1. Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan.
2. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh và có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có tổng thị phần thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;
b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;
c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan;
d) Năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan.
3. Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan.
Theo đó, doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có một trong hai yếu tố sau:
(1) Có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 Luật Cạnh tranh 2018;
(2) Có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan.
Như vậy, doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường không nhất thiết phải có sức mạnh thị trường đáng kể.
Xác định sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường dựa trên những yếu tố nào? (hình từ internet)
Việc xác định sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường dựa trên những yếu tố nào?
Xác định sức mạnh thị trường đáng kể được quy định tại Điều 26 Luật Cạnh tranh 2018 như sau:
Xác định sức mạnh thị trường đáng kể
1. Sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được xác định căn cứ vào một số yếu tố sau đây:
a) Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan;
b) Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp;
c) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác;
d) Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ;
đ) Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật;
e) Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng;
g) Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
h) Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ liên quan khác;
i) Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
Như vậy, việc xác định sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường dựa trên những yếu tố sau:
- Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan;
- Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp;
- Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác;
- Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ;
- Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật;
- Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng;
- Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
- Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ liên quan khác;
- Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh.
Những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nào bị cấm theo quy định?
Những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp bị cấm được quy định tại Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018, cụ thể như sau:
Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm
1. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi sau đây:
a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
b) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
c) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
d) Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
đ) Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
e) Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
g) Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?