Xác định một người bị mất năng lực hành vi dân sự như thế nào? Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự là ai? Thủ tục đăng ký người giám hộ như thế nào?

Con trai tôi sau khi bị sốt bại liệt vào năm 19 tuổi thì đã không còn nhận thức và làm chủ hành vi như một người bình thường nữa. Mọi công việc cá nhân hằng ngày đều do tôi làm thay. Cho tôi hỏi việc thủ tục đăng ký người giám hộ như thế nào? Tôi có phải người giám hộ đương nhiên của thằng bé không? - câu hỏi của chị Tú đến từ Đồng Tháp.

Xác định một người bị mất năng lực hành vi dân sự như thế nào?

Người giám hộ

Xác định một người bị mất năng lực hành vi dân sự như thế nào? (Hình từ Internet)

Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần theo quy định tại Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015:

Mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Như vậy, việc xác định một người bị mất năng lực hành vi dân sự quy định như trên.

Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự là ai?

Căn cứ theo quy định tại Điều 52, Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự sẽ có người giám hộ đương nhiên. Tức quyền giám hộ của những người này hình thành không cần sự can thiệp, chỉ định của cơ quan có thẩm quyền, trong đó:

- Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được xác định theo thứ tự như sau:

+ Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

+ Trường hợp không có người giám hộ theo quy định nêu trên thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.

+ Trường hợp không có người giám hộ tại 02 quy định nêu trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

- Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

+ Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

+ Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

+ Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Thủ tục đăng ký người giám hộ như thế nào?

Thủ tục đăng ký giám hộ được dựa theo quy định tại Điều 20, Điều 21 Luật Hộ tịch 2014Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020 ngày 04/9/2020, thủ tục đăng ký giám hộ được quy định như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

- Tờ khai đăng ký giám hộ (Mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP);

- Văn bản cử người giám hộ (đối với giám hộ cử) hoặc giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên (đối với giám hộ đương nhiên).

Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên;

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền đăng ký giám hộ.

- Người thực hiện thủ tục đăng ký giám hộ phải xuất trình hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký giám hộ. Ngoài ra, xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký giám hộ.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ được nộp tại UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

- Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; đối chiếu thông tin trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ.

- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.

- Sau khi nhận đủ hồ sơ, nếu thấy yêu cầu đăng ký giám hộ đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã.

Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký giám hộ, hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung Trích lục đăng ký giám hộ và Sổ đăng ký giám hộ, cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ. Chủ tịch UBND cấp xã cấp Trích lục đăng ký giám hộ cho người yêu cầu.

Mất năng lực hành vi dân sự
Người giám hộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bố mẹ ở nước ngoài bà có được làm giám hộ cho cháu?
Pháp luật
Mẫu đơn xin xác nhận người giám hộ hợp pháp mới nhất? Tải mẫu đơn xin xác nhận người giám hộ hợp pháp ở đâu?
Pháp luật
Yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân khi đã được hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự được Tòa án giải quyết như thế nào?
Pháp luật
Pháp nhân là gì? Pháp nhân có được làm người giám hộ không? Pháp nhân có được giám hộ cho nhiều người không?
Pháp luật
Người giám hộ của người chưa thành niên được bán tài sản của người được giám hộ theo ý mình đúng không?
Pháp luật
Người giám hộ của người chưa thành niên có quyền cho thuê tài sản là nhà ở của người được giám hộ hay không?
Pháp luật
Người chưa được xóa án tích có thể trở thành người giám hộ không? Người giám hộ được sử dụng tài sản của người được giám hộ không?
Pháp luật
Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã đăng ký giám hộ thì người giám hộ có bị xử phạt không?
Pháp luật
Người đủ 14 tuổi đi mua vàng thì có cần người giám hộ cho phép không? Trường hợp đã mua nhưng không được người giám hộ cho phép thì giao dịch này có vô hiệu?
Pháp luật
Cha, mẹ đương nhiên là người giám hộ của con chưa thành niên có đúng không? Khi người được giám hộ đủ 18 tuổi thì việc giám hộ có chấm dứt? Giám hộ có cần phải giám sát không?
Pháp luật
Bố mẹ sau khi ly hôn thì ai sẽ trở thành người giám hộ của con? Điều kiện người giám hộ là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mất năng lực hành vi dân sự
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
17,517 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mất năng lực hành vi dân sự Người giám hộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mất năng lực hành vi dân sự Xem toàn bộ văn bản về Người giám hộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào