Xác định điểm đen tai nạn giao thông đường bộ dựa trên các tiêu chí nào? Trình tự xử lý điểm đen bao gồm mấy bước?
- Điểm đen tai nạn giao thông đường bộ là gì?
- Xác định điểm đen tai nạn giao thông đường bộ dựa trên các tiêu chí nào?
- Hồ sơ điểm đen tai nạn giao thông đường bộ bao gồm những giấy tờ gì?
- Trình tự xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ bao gồm mấy bước?
- Ai có trách nhiệm xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ đối với hệ thống quốc lộ?
Điểm đen tai nạn giao thông đường bộ là gì?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:
Điểm đen tai nạn giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là "điểm đen") là nơi mà tại đó thường xảy ra tai nạn giao thông.
Theo đó, điểm đen tai nạn giao thông đường bộ, gọi tắt là "điểm đen" là nơi mà tại đó thường xảy ra tai nạn giao thông.
Xác định điểm đen tai nạn giao thông đường bộ dựa trên các tiêu chí nào?
Theo Điều 4 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định cụ thể:
Tiêu chí xác định điểm đen
Tiêu chí xác định điểm đen là tình hình tai nạn giao thông xảy ra trong một năm (12 tháng), thuộc một trong các trường hợp sau:
1. 02 vụ tai nạn giao thông có người chết;
2. 03 vụ tai nạn trở lên, trong đó có 01 vụ có người chết.
3. 04 vụ tai nạn trở lên, nhưng chỉ có người bị thương.
Theo đó, tiêu chí xác định điểm đen là tình hình tai nạn giao thông xảy ra trong một năm (12 tháng), thuộc một trong các trường hợp sau:
- 02 vụ tai nạn giao thông có người chết;
- 03 vụ tai nạn trở lên, trong đó có 01 vụ có người chết.
- 04 vụ tai nạn trở lên, nhưng chỉ có người bị thương.
Hồ sơ điểm đen tai nạn giao thông đường bộ bao gồm những giấy tờ gì?
Theo Điều 6 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:
Hồ sơ điểm đen
Hồ sơ điểm đen bao gồm:
1. Hồ sơ các vụ tai nạn giao thông được lưu giữ tại đơn vị quản lý đường bộ hoặc hồ sơ các vụ tai nạn giao thông do cơ quan công an cung cấp;
2. Bảng thống kê tai nạn có ghi lý trình, số vụ tai nạn, thiệt hại, đánh giá nguyên nhân kèm kiến nghị sơ bộ giải pháp khắc phục;
3. Bản vẽ sơ đồ khu vực điểm đen, ảnh chụp khu vực điểm đen và các tài liệu liên quan.
Như vậy, hồ sơ điểm đen tai nạn giao thông đường bộ gồm:
- Hồ sơ các vụ tai nạn giao thông được lưu giữ tại đơn vị quản lý đường bộ hoặc hồ sơ các vụ tai nạn giao thông do cơ quan công an cung cấp;
- Bảng thống kê tai nạn có ghi lý trình, số vụ tai nạn, thiệt hại, đánh giá nguyên nhân kèm kiến nghị sơ bộ giải pháp khắc phục;
- Bản vẽ sơ đồ khu vực điểm đen, ảnh chụp khu vực điểm đen và các tài liệu liên quan.
Trình tự xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ bao gồm mấy bước?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:
Trình tự xử lý
1. Trình tự xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông gồm 08 bước sau:
a) Bước 1: Xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên xử lý;
b) Bước 2: Thị sát hiện trường lần đầu;
c) Bước 3: Phân tích và sơ bộ xác định nguyên nhân;
d) Bước 4: Nghiên cứu hiện trường lần hai để xác định nguyên nhân;
đ) Bước 5: Lựa chọn biện pháp khắc phục;
e) Bước 6: Xác định cơ quan chịu trách nhiệm xử lý;
g) Bước 7: Thực hiện xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông;
h) Bước 8: Theo dõi và đánh giá kết quả.
2. Nội dung các bước trong trình tự xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông được quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 16 của Thông tư này.
Theo đó, trình tự xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ bao gồm 8 bước:
- Bước 1: Xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên xử lý;
- Bước 2: Thị sát hiện trường lần đầu;
- Bước 3: Phân tích và sơ bộ xác định nguyên nhân;
- Bước 4: Nghiên cứu hiện trường lần hai để xác định nguyên nhân;
- Bước 5: Lựa chọn biện pháp khắc phục;
- Bước 6: Xác định cơ quan chịu trách nhiệm xử lý;
- Bước 7: Thực hiện xử lý điểm đen tai nạn giao thông;
- Bước 8: Theo dõi và đánh giá kết quả.
Điểm đen tai nạn giao thông (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ đối với hệ thống quốc lộ?
Theo Điều 17 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định Trách nhiệm xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đối với hệ thống quốc lộ cụ thể:
- Tổ chức quản lý đường bộ thực hiện quy định tại Điều 9 và Điều 16 của Thông tư này.
- Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với điểm đen tai nạn giao thông trên quốc lộ được giao quản lý) thực hiện quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 của Thông tư này.
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện trách nhiệm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Thông tư này.
- Đối với đường BOT
+ Nhà đầu tư thực hiện quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 của Thông tư này.
+ Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải đôn đốc nhà đầu tư thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 và khoản 2 Điều 16 của Thông tư này.
- Đối với các điểm đen trên đường bộ đang khai thác có dự án xây dựng, cải tạo nâng cấp, tổ chức quản lý đường bộ bàn giao hồ sơ điểm đen cho chủ đầu tư để xem xét xử lý trong dự án. Trường hợp dự án chưa triển khai, cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ thực hiện các biện pháp xử lý tạm thời để đảm bảo an toàn giao thông.
- Trường hợp nguyên nhân gây tai nạn giao thông không liên quan đến cầu đường, Cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?