Xã vùng II thuộc huyện nghèo có thuộc phạm vi được hưởng phụ cấp đối với công chức, viên chức hay không?
- Xã vùng II thuộc huyện nghèo có thuộc phạm vi được hưởng phụ cấp đối với công chức, viên chức hay không?
- Công chức, viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có được hưởng phụ cấp liên quan đến công việc hay không?
- Công chức, viên chức được hưởng phụ cấp thu hút bằng bao nhiêu so với mức lương của mình?
Xã vùng II thuộc huyện nghèo có thuộc phạm vi được hưởng phụ cấp đối với công chức, viên chức hay không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 76/2019/NĐ-CP, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được quy định cụ thể như sau:
"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
2. Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều này, bao gồm:
a) Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1;
b) Các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
c) Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp,... (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. "
Theo đó, phạm vi điều chỉnh chỉ áp dụng với xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn và các thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Anh có thể đối chiếu với Quyết định 1010/QĐ-TTg năm 2018 về đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành để xác định một cách chi tiết và cụ thể.
Công chức, viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có được hưởng phụ cấp liên quan đến công việc hay không?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 76/2019/NĐ-CP có liệt kê các đối tượng được hưởng chính sách của Nhà nước bao gồm:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (bao gồm cả trường hợp điều động, biệt phái, luân chuyển và không phân biệt người địa phương với người nơi khác đến) đã được xếp lương theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định, đang công tác và đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gồm:
1. Cán bộ, công chức, viên chức (kể cả người tập sự) trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến cấp xã;
2. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;
3. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
4. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;
5. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
6. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội."
Theo quy định trên, công chức, viên chức (kể cả người tập sự) trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến cấp xã là một trong những đối tượng được hưởng các chính sách của Nhà nước nếu trong thời gian đang làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đúng theo quy định.
Đồng thời, khoản 1 Điều 1 Nghị định 76/2019/NĐ-CP cũng có quy định như sau:
"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu) công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gồm: Phụ cấp thu hút; phụ cấp công tác lâu năm; trợ cấp lần đầu; trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu; thanh toán tiền tàu xe; trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục."
Có thể hiểu một cách đơn giản, phụ cấp thu hút là khoản phụ cấp áp dụng đối với công chức, viên chức công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, mà thời gian đầu chưa có cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của họ.
Do đó, trường hợp công chức, viên chức đủ điều kiện được hưởng chính sách ưu đãi thì có thể được hưởng các khoản phụ cấp thu hút hoặc trợ cấp tương ứng cụ thể theo quy định trên.
Công chức, viên chức được hưởng phụ cấp thu hút bằng bao nhiêu so với mức lương của mình?
Công chức, viên chức được hưởng phụ cấp thu hút bằng bao nhiêu so với mức lương của mình?
Tại Điều 4 Nghị định 76/2019/NĐ-CP có quy định cụ thể về phụ cấp thu hút như sau:
"Điều 4. Phụ cấp thu hút
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng)."
Như vậy, trường hợp công chức, viên chức được hưởng phụ cấp thu hút thì mức hưởng bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?
- Thời điểm tính thuế tự vệ là ngày đăng ký tờ khai hải quan đúng không? Số tiền thuế tự vệ nộp thừa được xử lý như thế nào?
- Giảm giá đến 100% trong Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday?