Xả thải ra ngoài gây mất vệ sinh chung thì bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào? Biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi làm mất vệ sinh chung được quy định thế nào?
Mức phạt tiền với hành vi vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung thì bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì mức phạt tiền hành vi đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể làm mất vệ sinh chung như sau:
"Điều 7. Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung;
b) Đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông nơi công cộng hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung;
c) Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư;
d) Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng;
đ) Lấy, vận chuyển rác, chất thải bằng phương tiện giao thông thô sơ trong thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh;
e) Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác;
b) Tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng;
c) Đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng, trên vỉa hè, lòng đường;
d) Để rác, chất thải, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác mà gây ô nhiễm ra nơi công cộng hoặc chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt làm mất vệ sinh."
Hành vi xả thải ra ngoài gây mất vệ sinh chung
Biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi làm mất vệ sinh chung được quy định thế nào?
Đối với từng hành vi làm ảnh hưởng đến vệ sinh chung thì có 02 biện pháp khắc phục hậu quả được đề cập tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi sau:
+ Đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông nơi công cộng hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung;
+ Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư;
+ Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng;
+ Lấy, vận chuyển rác, chất thải bằng phương tiện giao thông thô sơ trong thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh;
+ Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư.
+ Tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng;
+ Để rác, chất thải, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác mà gây ô nhiễm ra nơi công cộng hoặc chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt làm mất vệ sinh.
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi sau:
+ Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác;
+ Đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng, trên vỉa hè, lòng đường;
Ai có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về các vấn đề gây mất vệ sinh chung?
Theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì khi xảy ra hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì thẩm quyền xử phạt và hình thức xử phạt được quy định như sau:
- Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 400.000 đồng.
- Trạm trưởng, Đội trưởng, Thủy đội trưởng Cảnh sát đường thủy của Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 1.200.000 đồng.
- Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 2.000.000 đồng.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 4.000.000 đồng.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 20.000.000 đồng.
Như vậy, việc để nước chảy ra khu tập thể làm mất vệ sinh chung của hàng xóm nhà anh/chị có thể được báo lên các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội như bài viết trên đã đề cập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?