Vườn quốc gia Cúc Phương có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế? Lãnh đạo Vườn quốc gia Cúc Phương do ai bổ nhiệm?
Vườn quốc gia Cúc Phương có chức năng gì?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 574/QĐ/KL-VP năm 2008, có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
Vườn quốc gia Cúc Phương là đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Kiểm lâm, có chức năng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hoá, lịch sử, cảnh quan; duy trì tác dụng phòng hộ của rừng; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ môi trường sinh thái; giáo dục môi trường theo quy hoạch và pháp luật.
Vườn quốc gia Cúc Phương có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có kinh phí hoạt động, được mở tài khoản theo quy định của pháp luật.
Trụ sở chính của Vườn quốc gia đặt tại xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Như vậy, theo quy định trên thì Vườn quốc gia Cúc Phương có chức năng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hoá, lịch sử, cảnh quan; duy trì tác dụng phòng hộ của rừng; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ môi trường sinh thái; giáo dục môi trường theo quy hoạch và pháp luật.
Vườn quốc gia Cúc Phương (Hình từ Internet)
Vườn quốc gia Cúc Phương có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 574/QĐ/KL-VP năm 2008, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
2. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
a) Tổ chức nghiên cứu khoa học về bảo vệ, bảo tồn, phát triển động, thực vật rừng, đa dạng sinh học, đặc biệt là đối với các loài động, thực vật quý, hiếm đặc hữu, nguy cấp;
b) Tổ chức các dịch vụ nghiên cứu khoa học, học tập tại Vườn;
c) Xây dựng chương trình, kế hoạch, đề tài nghiên cứu khoa học; tổ chức triển khai thực hiện sau khi được duyệt;
d) Sưu tập, nuôi trồng thực nghiệm, bảo tồn nguồn gien các loài động, thực vật quý hiếm;
đ) Xây dựng chương trình, dự án hợp tác quốc tế về quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế sau khi được duyệt theo phân cấp của Cục Kiểm lâm;
e) Nghiên cứu xây dựng các mô hình lâm nghiệp trang trại, mô hình khuyến lâm, nông, ngư ở vùng đệm, mô hình làng du lịch, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật cho nhân dân trong vùng đệm.
…
Như vậy, theo quy định trên thì đối với nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế Vườn quốc gia Cúc Phương có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tổ chức nghiên cứu khoa học về bảo vệ, bảo tồn, phát triển động, thực vật rừng, đa dạng sinh học, đặc biệt là đối với các loài động, thực vật quý, hiếm đặc hữu, nguy cấp;
- Tổ chức các dịch vụ nghiên cứu khoa học, học tập tại Vườn;
- Xây dựng chương trình, kế hoạch, đề tài nghiên cứu khoa học; tổ chức triển khai thực hiện sau khi được duyệt;
- Sưu tập, nuôi trồng thực nghiệm, bảo tồn nguồn gien các loài động, thực vật quý hiếm;
- Xây dựng chương trình, dự án hợp tác quốc tế về quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế sau khi được duyệt theo phân cấp của Cục Kiểm lâm;
- Nghiên cứu xây dựng các mô hình lâm nghiệp trang trại, mô hình khuyến lâm, nông, ngư ở vùng đệm, mô hình làng du lịch, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật cho nhân dân trong vùng đệm.
Lãnh đạo Vườn quốc gia Cúc Phương do ai bổ nhiệm?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 574/QĐ/KL-VP năm 2008, có quy định về cơ cấu tổ chức như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Vườn quốc gia Cúc Phương có Giám đốc vườn làm Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm và các Phó giám đốc vườn do Cục trưởng Cục Kiểm lâm bổ nhiệm, miễn nhiệm theo phân cấp quản lý cán bộ của Bộ.
Giám đốc chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về toàn bộ các hoạt động của Vườn. Phó giám đốc giúp việc Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được Giám đốc phân công.
2. Bộ máy làm việc
a) Hạt Kiểm lâm;
b) Phòng Kế hoạch, Tài chính;
c) Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế;
d) Phòng Tổ chức - Hành chính;
đ) Trung tâm dịch vụ - du lịch sinh thái và giáo dục môi trường;
e) Trung tâm cứu hộ và bảo tồn động, thực vật hoang dã quý hiếm.
Giám đốc Vườn quốc gia Cúc Phương quy định chức năng, nhiệm vụ của Hạt Kiểm lâm, các Phòng và Trung tâm; xây dựng quy chế làm việc của Vườn trình Cục trưởng phê duyệt trước khi quyết định; bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ của Cục trưởng Cục Kiểm lâm và quy định hiện hành của Nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì lãnh đạo Vườn quốc gia Cúc Phương có Giám đốc vườn làm Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm và các Phó giám đốc vườn do Cục trưởng Cục Kiểm lâm bổ nhiệm, miễn nhiệm theo phân cấp quản lý cán bộ của Bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?