Vùng chăn nuôi động vật trên cạn được chứng nhận an toàn dịch bệnh cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Vùng chăn nuôi động vật trên cạn được chứng nhận an toàn dịch bệnh cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Vùng chăn nuôi động vật trên cạn được chứng nhận an toàn dịch bệnh cần phải đáp ứng những yêu cầu được căn cứ Điều 22 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ 15/02/2023) quy định như sau:
Điều kiện được công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
1. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh động vật đáp ứng các quy định tương ứng của pháp luật về thú y, chăn nuôi hoặc thủy sản và hướng dẫn chuyên môn của Cơ quan thú y
a) Vùng chăn nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản do Cơ quan thú y xác định và đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật quyết định và chỉ đạo tổ chức xây dựng;
b) Hoạt động phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trong vùng phải bảo đảm có đủ nguồn lực để kiểm soát được dịch bệnh theo quy định của pháp luật về thú y;
c) Có biện pháp kiểm soát đối với động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trước khi vào vùng an toàn dịch bệnh động vật nhằm giảm thiểu nguy cơ tác nhân gây bệnh xâm nhiễm, lây lan trong vùng;
d) Có kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp an toàn sinh học và ứng phó dịch bệnh theo quy định tại Điều 5 và Điều 8 Thông tư này;
đ) Các cơ sở giết mổ động vật, chợ kinh doanh, cơ sở thu gom động vật mẫn cảm với bệnh đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh trong vùng phải được Cơ quan thú y giám sát và tuân thủ quy định của pháp luật về thú y.
2. Có kế hoạch và tổ chức thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư này.
3. Không xảy ra dịch bệnh động vật: Thực hiện theo quy định tại Điều 23 Thông tư này.
4. Hoạt động thú y tại vùng được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư này.
Trước đây, yêu cầu cần đáp ứng để vùng chăn nuôi động vật trên cạn được chứng nhận an toàn dịch bệnh được căn cứ Điều 10 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ 15/02/2023) quy định như sau:
Yêu cầu cần đáp ứng để vùng chăn nuôi động vật trên cạn được chứng nhận an toàn dịch bệnh
1. Thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
2. Thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này.
3. Không xảy ra dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này.
4. Hoạt động thú y trong vùng được thực hiện theo quy định tại các Điều 14, 15, 19, 20, 25 và 30 của Luật thú y và các quy định tại Thông tư này; các xã bao quanh tiếp giáp với vùng an toàn dịch bệnh phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật về thú y.
Như vậy, vùng chăn nuôi động vật trên cạn được chứng nhận an toàn dịch bệnh cần phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
- Thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
- Thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này.
- Không xảy ra dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này.
- Hoạt động thú y trong vùng được thực hiện theo quy định tại các Điều 14, 15, 19, 20, 25 và 30 của Luật thú y và các quy định tại Thông tư này; các xã bao quanh tiếp giáp với vùng an toàn dịch bệnh phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật về thú y.
Vùng chăn nuôi động vật trên cạn muốn đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Vùng chăn nuôi động vật trên cạn muốn đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh cần chuẩn bị những giấy tờ được căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ 15/02/2023) quy định như sau:
- Văn bản đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT;
- Bản mô tả thông tin về vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT.
Trước đây, vùng chăn nuôi động vật trên cạn muốn đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh cần chuẩn bị những giấy tờ được căn cứ theo Điều 33 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ 15/02/2023) quy định như sau:
Hồ sơ đăng ký
Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh lập hồ sơ đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh và nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc email đến Cục Thú y. Hồ sơ gồm:
1. Văn bản đề nghị (Phụ lục VIc).
2. Báo cáo Điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn (Phụ lục III).
3. Báo cáo kết quả giám sát được thực hiện theo quy định tại Điều 12, tình trạng dịch bệnh theo quy định tại Điều 13 và hoạt động thú y theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 của Thông tư này.
Như vậy, hồ sơ đăng ký gồm:
- Văn bản đề nghị (Phụ lục VIc).
- Báo cáo Điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn (Phụ lục III).
- Báo cáo kết quả giám sát được thực hiện theo quy định tại Điều 12, tình trạng dịch bệnh theo quy định tại Điều 13 và hoạt động thú y theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 của Thông tư này.
Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh lập hồ sơ đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh và nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc email đến Cục Thú y.
Chứng nhận an toàn dịch bệnh (Hình từ Internet)
Trong thời hạn bao lâu sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh?
Việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật được quy định tại Điều 27 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ 15/02/2023) quy định như sau:
Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thú y tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo cho Ủy ban nhân dân về kế hoạch đánh giá thực tế tại vùng. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân để hoàn thiện.
2. Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 26 Thông tư này, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thú y tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân để hoàn thiện.
Như vậy, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thú y tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo cho Ủy ban nhân dân về kế hoạch đánh giá thực tế tại vùng.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân để hoàn thiện.
Trước đây, thời gian tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký được quy định tại Điều 34 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ 15/02/2023) quy định cụ thể:
Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Thú y kiểm tra tính hợp lệ và thẩm định nội dung của hồ sơ.
1. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y thành lập Đoàn đánh giá và thông báo kế hoạch kiểm tra, đánh giá cho đơn vị đăng ký.
2. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục Thú y thông báo bằng văn bản cho đơn vị đăng ký để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.
Theo đó, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Thú y kiểm tra tính hợp lệ và thẩm định nội dung của hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y thành lập Đoàn đánh giá và thông báo kế hoạch kiểm tra, đánh giá cho đơn vị đăng ký.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục Thú y thông báo bằng văn bản cho đơn vị đăng ký để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?