Vụ Tổ chức Biên chế của Bộ Nội vụ có được xử lý vi phạm về biên chế công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập không?
- Vụ Tổ chức Biên chế của Bộ Nội vụ làm việc theo chế độ nào?
- Khi Vụ trưởng Vụ Tổ chức Biên chế vắng mặt tại đơn vị thì ai được ủy nhiệm thay Vụ trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Vụ?
- Vụ Tổ chức Biên chế của Bộ Nội vụ có được xử lý vi phạm về biên chế công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập không?
Vụ Tổ chức Biên chế của Bộ Nội vụ làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Quyết định 901/QĐ-BNV năm 2013 quy định về cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc của Vụ Tổ chức Biên chế như sau:
Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc
...
4. Chế độ làm việc của Vụ và Phòng
a) Vụ và Phòng làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp với chế độ Thủ trưởng. Mọi hoạt động của Vụ tuân theo quy định của pháp luật, Quy chế làm việc của Bộ, Quy chế làm việc của Vụ và sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ.
b) Vụ quản lý về chuyên môn và hành chính trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và kế hoạch công tác hàng năm được Bộ trưởng giao và kế hoạch công tác hàng năm của Vụ đối với từng công chức trong Vụ. Công chức được làm việc trực tiếp với Lãnh đạo Vụ trong xử lý công việc chuyên môn; bảo đảm sự quản lý của Phòng theo quy định; đồng thời trong giải quyết công việc phải bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn và chịu trách nhiệm về kết quả công việc được giao;
c) Phòng quản lý trực tiếp về chuyên môn và hành chính đối với các công chức trong Phòng; Trưởng phòng có ý kiến đối với các văn bản soạn thảo trước khi công chức trình Vụ trưởng.
d) Vụ và Phòng phải bảo đảm chủ động phối hợp trong công tác, trao đổi thông tin, hỗ trợ kịp thời trong giải quyết công việc.
Như vậy, theo quy định thì Vụ Tổ chức Biên chế của Bộ Nội vụ làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp với chế độ Thủ trưởng.
Mọi hoạt động của Vụ tuân theo quy định của pháp luật, Quy chế làm việc của Bộ, Quy chế làm việc của Vụ và sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ.
Vụ Tổ chức Biên chế của Bộ Nội vụ làm việc theo chế độ nào? (Hình từ Internet)
Khi Vụ trưởng Vụ Tổ chức Biên chế vắng mặt tại đơn vị thì ai được ủy nhiệm thay Vụ trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Vụ?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Quyết định 901/QĐ-BNV năm 2013 quy định cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc của Vụ Tổ chức Biên chế như sau:
Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc
...
3. Thẩm quyền và trách nhiệm của Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và công chức.
...
b) Phó Vụ trưởng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và giúp Vụ trưởng phụ trách về một hoặc một số mặt công tác theo phân công của Vụ trưởng; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao. Trong trường hợp Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực làm việc trực tiếp với Phó Vụ trưởng thì Phó Vụ trưởng thi hành ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, Thứ trưởng, sau đó báo cáo Vụ trưởng;
Khi Vụ trưởng vắng mặt, một Phó Vụ trưởng được Vụ trưởng ủy nhiệm bằng văn bản để quản lý, điều hành hoạt động của Vụ trong thời gian Vụ trưởng vắng mặt.
c) Trưởng phòng chịu trách nhiệm trực tiếp trước Vụ trưởng về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Phòng và nhiệm vụ chuyên môn được Vụ trưởng giao. Trong trường hợp Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực làm việc trực tiếp với Trưởng phòng thì Trưởng phòng thi hành ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, Thứ trưởng, sau đó báo cáo Vụ trưởng.
Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trực tiếp về lĩnh vực phụ trách và nhiệm vụ chuyên môn được phân công. Trong trường hợp Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực làm việc trực tiếp với Phó Trưởng phòng thì Phó Trưởng phòng thi hành ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, Thứ trưởng, sau đó báo cáo Vụ trưởng và Trưởng phòng.
...
Như vậy, theo quy định thì khi Vụ trưởng Vụ Tổ chức Biên chế vắng mặt, một Phó Vụ trưởng được Vụ trưởng ủy nhiệm bằng văn bản để quản lý, điều hành hoạt động của Vụ trong thời gian Vụ trưởng vắng mặt.
Vụ Tổ chức Biên chế của Bộ Nội vụ có được xử lý vi phạm về biên chế công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập không?
Căn cứ khoản 12 Điều 2 Quyết định 901/QĐ-BNV năm 2013 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Tổ chức Biên chế như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
12. Hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác quản lý biên chế của các hội có tính chất đặc thù; kiến nghị với Bộ trưởng việc xử lý các vi phạm về tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
13. Tham gia thẩm định vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ, ngành, địa phương đề nghị theo sự phân công của Bộ trưởng.
14. Trình Bộ trưởng ý kiến tham gia đối với các đề án thành lập, sắp xếp, chuyển đổi mô hình tổ chức các doanh nghiệp nhà nước khi có văn bản đề nghị của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
...
Như vậy, Vụ Tổ chức Biên chế không có quyền xử lý mà chỉ được kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Nội vụ việc xử lý vi phạm về biên chế công chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án tuần 2 cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đầy đủ nhất ra sao?
- Có được gia hạn quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá không? Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có nội dung gì?
- Mẫu Bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu của đảng viên là công chức, viên chức? Tải mẫu tại đâu?
- Chủ sở hữu nhà ở không có quyền sử dụng đất đối với thửa đất có nhà ở thì việc cấp sổ hồng thực hiện như thế nào?
- Hội bị giải thể từ ngày 26/11/2024 như thế nào? Giải quyết tài sản, tài chính khi hội giải thể ra sao?