Vụ Thi đua khen thưởng thuộc Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo về công tác thi đua khen thưởng?
- Lãnh đạo của Vụ Thi đua khen thưởng thuộc Bộ Tư pháp bao gồm những ai?
- Vụ Thi đua khen thưởng thuộc Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo về công tác thi đua khen thưởng?
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nếu phát sinh vấn đề vượt quá thẩm quyền thì Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng xử lý như thế nào?
Lãnh đạo của Vụ Thi đua khen thưởng thuộc Bộ Tư pháp bao gồm những ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 826/QĐ-BTP năm 2018 quy định về cơ cấu tổ chức và biên chế của Vụ Thi đua khen thưởng như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Vụ gồm có Lãnh đạo Vụ và công chức chuyên môn nghiệp vụ.
Lãnh đạo Vụ gồm có Vụ trưởng và không quá 03 (ba) Phó Vụ trưởng.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ.
Các Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Vụ; được Vụ trưởng phân công trực tiếp quản lý, chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
2. Biên chế công chức của Vụ thuộc biên chế công chức của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng.
Như vậy, theo quy định thì lãnh đạo của Vụ Thi đua khen thưởng thuộc Bộ Tư pháp gồm có Vụ trưởng và không quá 03 (ba) Phó Vụ trưởng.
Lãnh đạo của Vụ Thi đua khen thưởng thuộc Bộ Tư pháp bao gồm những ai? (Hình từ Internet)
Vụ Thi đua khen thưởng thuộc Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo về công tác thi đua khen thưởng?
Căn cứ khoản 14 Điều 2 Quyết định 826/QĐ-BTP năm 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Thi đua khen thưởng như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Vụ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
...
12. Quản lý, khai thác, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, công văn giấy tờ, tổng hợp số liệu, kết quả thi đua, khen thưởng và thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định; quản lý, cập nhật dữ liệu phần mềm về công tác thi đua, khen thưởng; duy trì, phát triển Trang thông tin Thi đua, khen thưởng ngành Tư pháp.
13. Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác thi đua, khen thưởng của Bộ, ngành Tư pháp theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
14. Thực hiện kiểm tra, tham gia thanh tra và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ; phát hiện và kiến nghị xử lý các tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
15. Tổ chức hoặc tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi đua, khen thưởng của ngành Tư pháp.
16. Quản lý công chức, tài sản được giao và thực hiện các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức của Vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
17. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng giao.
Như vậy, trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo về công tác thi đua khen thưởng thì Vụ Thi đua khen thưởng có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Thực hiện kiểm tra, tham gia thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
(2) Phát hiện và kiến nghị xử lý các tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nếu phát sinh vấn đề vượt quá thẩm quyền thì Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quyết định 826/QĐ-BTP năm 2018 quy định về trách nhiệm và mối quan hệ công tác như sau:
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa Vụ với Lãnh đạo Bộ, các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc các Bộ, ngành, các đơn vị thuộc Bộ, các Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tập thể, cá nhân có liên quan khác được thực hiện theo quy định của pháp luật, theo Quy chế làm việc của Bộ và các quy định cụ thể sau:
1. Vụ chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng được Bộ trưởng phân công phụ trách; có trách nhiệm báo cáo, kiến nghị kịp thời những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Lãnh đạo Bộ, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác, chương trình, kế hoạch thuộc phạm vi, chức năng của Vụ.
2. Là đầu mối giúp Lãnh đạo Bộ thực hiện quan hệ công tác với Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Vụ.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 của Quyết định này nếu phát sinh những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị khác thuộc Bộ, Vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với đơn vị đó để giải quyết.
Khi có đề nghị của Thủ trưởng các đơn vị khác thuộc Bộ trong việc phối hợp giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị đó mà có liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Vụ thì Vụ có trách nhiệm phối hợp giải quyết.
Trường hợp phát sinh vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc có ý kiến khác nhau giữa Vụ với các đơn vị khác thuộc Bộ thì Vụ trưởng có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng trực tiếp phụ trách để xin ý kiến chỉ đạo.
...
Như vậy, trường hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà phát sinh vấn đề vượt quá thẩm quyền thì Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng trực tiếp phụ trách để xin ý kiến chỉ đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?