Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt có Vụ trưởng và tối đa không quá bao nhiêu Phó Vụ trưởng?
Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt có Vụ trưởng và tối đa không quá bao nhiêu Phó Vụ trưởng?
Theo Điều 3 Quyết định 2345/QĐ-BTC năm 2017 quy định về cơ cấu tổ chức của Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I) như sau:
Cơ cấu tổ chức
Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I) có Vụ trưởng và không quá 03 (ba) Phó Vụ trưởng.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Vụ; quản lý công chức, tài sản được giao theo quy định.
Phó Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về nhiệm vụ được phân công.
...
Theo đó, Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt có Vụ trưởng và tối đa không quá 03 Phó Vụ trưởng.
- Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt; quản lý công chức, tài sản được giao theo quy định.
- Phó Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về nhiệm vụ được phân công.
Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt làm việc theo chế độ nào?
Theo Điều 3 Quyết định 2345/QĐ-BTC năm 2017 quy định về cơ cấu tổ chức của Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I) như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I) làm việc theo chế độ chuyên viên. Vụ trưởng phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức phù hợp với chức danh, năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Biên chế của Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I) do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Theo quy định Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I) làm việc theo chế độ chuyên viên.
Vụ trưởng Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức phù hợp với chức danh, năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Biên chế của Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I) do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt có Vụ trưởng và tối đa không quá bao nhiêu Phó Vụ trưởng? (Hình từ Internet)
Vụ trưởng Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt có trách nhiệm và quyền hạn thế nào?
Theo Điều 4 Quyết định 2345/QĐ-BTC năm 2017 quy định như sau:
Trách nhiệm, quyền hạn của Vụ trưởng
1. Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 2 Quyết định này.
2. Yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp tài liệu, số liệu phục vụ công tác kiểm tra tổng kết, đánh giá thực hiện công tác tài chính, ngân sách thuộc đối tượng quản lý.
3. Ký các Thông tri duyệt y dự toán cho đối tượng quản lý trong phạm vi đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
4. Ký các thông báo thẩm định và nhận xét quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm của đơn vị dự toán cấp 1 thuộc đối tượng quản lý.
5. Ký các văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước yêu cầu chuyển tiền ngoại tệ từ Quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước về Bộ Tài chính theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Ký các văn bản hướng dẫn, giải thích, trả lời các vướng mắc trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về nghiệp vụ tài chính, ngân sách đã ban hành theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản ký thừa lệnh, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo quy chế làm việc của Bộ.
7. Được quyền từ chối thẩm định phân bổ dự toán, quyết toán của đối tượng quản lý khi gửi đến không đầy đủ hồ sơ, tài liệu, số liệu và thuyết minh theo quy định. Trong quá trình thẩm tra phân bổ dự toán, thẩm định quyết toán, nếu phát hiện sai sót được quyền yêu cầu đối tượng quản lý chỉnh lý theo đúng quy định.
Theo đó, Vụ trưởng Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
- Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 2 Quyết định 2345/QĐ-BTC năm 2017.
- Yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp tài liệu, số liệu phục vụ công tác kiểm tra tổng kết, đánh giá thực hiện công tác tài chính, ngân sách thuộc đối tượng quản lý.
- Ký các Thông tri duyệt y dự toán cho đối tượng quản lý trong phạm vi đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
- Ký các thông báo thẩm định và nhận xét quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm của đơn vị dự toán cấp 1 thuộc đối tượng quản lý.
- Ký các văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước yêu cầu chuyển tiền ngoại tệ từ Quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước về Bộ Tài chính theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Ký các văn bản hướng dẫn, giải thích, trả lời các vướng mắc trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về nghiệp vụ tài chính, ngân sách đã ban hành theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản ký thừa lệnh, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo quy chế làm việc của Bộ.
- Được quyền từ chối thẩm định phân bổ dự toán, quyết toán của đối tượng quản lý khi gửi đến không đầy đủ hồ sơ, tài liệu, số liệu và thuyết minh theo quy định.
Trong quá trình thẩm tra phân bổ dự toán, thẩm định quyết toán, nếu phát hiện sai sót được quyền yêu cầu đối tượng quản lý chỉnh lý theo đúng quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?