Vụ Quản lý Thi hành án hành chính trực thuộc cơ quan nào? Người đứng đầu trong đơn vị Vụ Quản lý Thi hành án hành chính là ai?
Vụ Quản lý Thi hành án hành chính trực thuộc cơ quan nào?
Theo điểm c khoản 1 Điều 3 Quyết định 61/2014/QĐ-TTg quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự
Tổng cục Thi hành án dân sự được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất, có cơ cấu tổ chức như sau:
1. Cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự ở Trung ương:
a) Vụ Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành bản án, quyết định dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình, trọng tài thương mại (gọi tắt là Vụ nghiệp vụ 1);
b) Vụ Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành bản án, quyết định phá sản; phần dân sự, tiền, tài sản, vật chứng trong bản án, quyết định hình sự và quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản (gọi tắt là Vụ Nghiệp vụ 2);
c) Vụ Quản lý Thi hành án hành chính (gọi tắt là Vụ Nghiệp vụ 3);
d) Vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo;
đ) Vụ Tổ chức cán bộ;
e) Vụ Kế hoạch - Tài chính;
g) Văn phòng;
h) Trung tâm Thống kê, Quản lý dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin.
Các tổ chức quy định từ Điểm a đến Điểm g Khoản 1 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Tổ chức quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều này là tổ chức sự nghiệp công lập.
...
Căn cứ quy định trên thì Vụ Quản lý Thi hành án hành chính là cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự ở Trung ương.
Người đứng đầu trong đơn vị Vụ Quản lý Thi hành án hành chính là ai?
Vụ Quản lý Thi hành án hành chính (Hình từ Internet)
Theo Mục 1 Phụ lục 05 Tiêu chuẩn chức danh Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1066/QĐ-BTP năm 2018 quy định như sau:
1. Vị trí, chức danh
Chức danh Vụ trưởng và tương đương thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự (Vụ trưởng) là chức vụ lãnh đạo, quản lý và là người đứng đầu một đơn vị cấu thành thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Tổng cục trưởng) thực hiện quản lý nhà nước hoặc tham gia phục vụ quản lý nhà nước đối với các hoạt động của Tổng cục theo chức năng, nhiệm vụ được giao; lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo quy định của pháp luật và thẩm quyền được Tổng cục trưởng giao hoặc phân cấp; chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao.
Căn cứ trên quy định người đứng đầu trong đơn vị Vụ Quản lý Thi hành án hành chính là Vụ trưởng Vụ Quản lý Thi hành án hành chính.
- Vụ trưởng Vụ Quản lý Thi hành án hành chính thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện quản lý nhà nước hoặc tham gia phục vụ quản lý nhà nước đối với các hoạt động của Tổng cục theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Vụ trưởng Vụ Quản lý Thi hành án hành chính lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo quy định của pháp luật và thẩm quyền được Tổng cục trưởng giao hoặc phân cấp;
- Vụ trưởng Vụ Quản lý Thi hành án hành chính chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao.
Tiêu chuẩn về trình độ, kinh nghiệm công tác đối với người đứng đầu trong đơn vị Vụ Quản lý Thi hành án hành chính?
Theo Mục 4 Phụ lục 05 Tiêu chuẩn chức danh Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1066/QĐ-BTP năm 2018 quy định như sau:
4. Tiêu chuẩn về trình độ, kinh nghiệm công tác
a) Tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực công tác đảm nhiệm;
b) Đã được bổ nhiệm ngạch thẩm tra viên chính hoặc tương đương hoặc chức danh nghề nghiệp hạng II;
c) Đã tốt nghiệp chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
d) Đã tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương;
đ) Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo cấp vụ hoặc cấp sở;
e) Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 trở lên khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
g) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông;
h) Có kinh nghiệm công tác quy định tại Khung năng lực vị trí việc làm của Tổng cục Thi hành án dân sự được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt.
Theo đó, Vụ trưởng Vụ Quản lý Thi hành án hành chính phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây về trình độ, kinh nghiệm công tác bao gồm:
- Tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực công tác đảm nhiệm;
- Đã được bổ nhiệm ngạch thẩm tra viên chính hoặc tương đương hoặc chức danh nghề nghiệp hạng II;
- Đã tốt nghiệp chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
- Đã tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo cấp vụ hoặc cấp sở;
- Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 trở lên khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Có kinh nghiệm công tác quy định tại Khung năng lực vị trí việc làm của Tổng cục Thi hành án dân sự được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?