Vụ Lao động Tiền lương thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng những nội dung gì về tiền lương?
Vụ Lao động Tiền lương thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có chức năng gì?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 519/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định như sau:
Điều 1.
Vụ Lao động - Tiền lương là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, quan hệ lao động, tranh chấp lao động và đình công trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
Vụ Lao động - Tiền lương có tên giao dịch quốc tế là Deparment of Labour and Wage, viết tắt là DLW.
Như vậy, Vụ Lao động Tiền lương thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, quan hệ lao động, tranh chấp lao động và đình công trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
Vụ Lao động Tiền lương thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có chức năng gì? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Vụ Lao động Tiền lương được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 519/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định về cơ cấu tổ chức của Vụ Lao động Tiền lương như sau:
Cơ cấu tổ chức của Vụ Lao động - Tiền lương:
1. Vụ Lao động - Tiền lương có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng và một số công chức.
2. Các phòng chức năng:
- Phòng Lao động;
- Phòng Tiền lương;
- Phòng Quan hệ lao động.
Như vậy, theo quy định thì cơ cấu tổ chức của Vụ Lao động Tiền lương bao gồm:
(1) Vụ trưởng Vụ Lao động Tiền lương, các Phó Vụ trưởng và một số công chức.
(2) Các phòng chức năng của Vụ Lao động Tiền lương:
- Phòng Lao động;
- Phòng Tiền lương;
- Phòng Quan hệ lao động.
Vụ Lao động Tiền lương thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng những nội dung gì về tiền lương?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quyết định 519/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định về nhiệm vụ của Vụ Lao động Tiền lương như sau:
Vụ Lao động - Tiền lương có nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ:
a) Các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về lao động, tiền lương, quan hệ lao động, tranh chấp lao động và đình công;
b) Chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án, đề án về lao động, tiền lương, quan hệ lao động, tranh chấp lao động và đình công;
c) Về lao động
- Hợp đồng lao động;
- Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất;
- Chính sách lao động trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản, giải thể, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; trong sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
d) Về tiền lương
- Tiền lương tối thiểu;
- Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động;
- Chế độ tiền lương trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
- Chế độ tiền lương đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp nhà nước;
- Chế độ tiền lương đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
đ) Về quan hệ lao động, giải quyết tranh chấp lao động và đình công
- Đối thoại tại nơi làm việc, quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; thương lượng tập thể; thoả ước lao động tập thể; giải quyết tranh chấp lao động và đình công;
- Tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động, hòa giải viên lao động;
- Các giải pháp nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, ngăn ngừa tranh chấp lao động và đình công.
e) Chế độ, chính sách ưu đãi đối với lao động nữ, lao động là người cao tuổi, lao động là người khuyết tật, lao động chưa thành niên, lao động là người giúp việc gia đình và một số lao động khác theo quy định của pháp luật.
2. Tham gia phổ biến chính sách, pháp luật về lao động, tiền lương, quan hệ lao động, tranh chấp lao động và đình công; hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật trong lĩnh vực được phân công.
...
Như vậy, về tiền lương thì Vụ Lao động Tiền lương có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng trình Bộ Lao động Thương binh và Xã hội những nội dung sau đây:
(1) Tiền lương tối thiểu;
(2) Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động;
(3) Chế độ tiền lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
(4) Chế độ tiền lương đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước;
(5) Chế độ tiền lương đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?