Vũ khí dự trữ nhà nước phải tuân thủ các yêu cầu thế nào? Thực hiện kê xếp vũ khí vào kho như thế nào?

Tôi muốn biết về vũ khí dự trữ nhà nước phải tuân thủ các yêu cầu thế nào? Thực hiện kê xếp vũ khí dự trữ nhà nước vào kho cất giữ như thế nào? Bảo quản vũ khí dự trữ nhà nước trong kho ra sao? Tôi cảm ơn.

Vũ khí dự trữ nhà nước phải tuân thủ các yêu cầu thế nào?

Tại tiểu mục 1.1 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2011/BCA về dự trữ nhà nước đối với vũ khí - vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ do Bộ Công an quản lý do Bộ Công an ban hành quy định yêu cầu đối với vũ khí nhà nước như sau:

- Đúng về quy cách, nhãn mác, ký mã hiệu;

- Chất lượng khi nhập kho bảo đảm mới 100%, các thiết bị hoạt động tốt theo hợp đồng đã ký kết và đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất;

- Các phụ kiện kèm theo thiết bị phải đồng bộ, đúng với hợp đồng cung cấp đã ký và đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

Căn cứ vào thành phần cấu tạo, quy cách sản phẩm, khối lượng, yêu cầu bảo quản và các yêu cầu sử dụng, vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thuộc hàng dự trữ nhà nước do Bộ Công an quản lý được chia thành 2 nhóm sau đây:

- Nhóm thứ nhất gồm các loại vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có yêu cầu bảo quản đặc biệt:

Súng có lắp kính ngắm, ống nhòm, mặt nạ phòng độc, áo giáp chống đạn, mũ chống đạn, thùng chứa và hủy vật liệu nổ và các loại khác có tính năng, tác dụng tương tự phải được bảo quản ở nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, tránh côn trùng xâm hại và cất giữ trong nhà kho kín.

- Nhóm thứ hai gồm các vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ không cần yêu cầu bảo quản đặc biệt: súng, đạn, lá chắn chống đạn AK và các loại khác có tính năng, tác dụng tương tự cần bảo quản, cất giữ trong nhà kho nửa kín.

Vũ khí dự trữ nhà nước phải tuân thủ các yêu cầu thế nào? Thực hiện kê xếp vũ khí vào kho như thế nào?

Vũ khí dự trữ nhà nước phải tuân thủ các yêu cầu thế nào? Thực hiện kê xếp vũ khí vào kho như thế nào? (Hình từ Internet)

Thực hiện kê xếp vũ khí dự trữ nhà nước vào kho cất giữ như thế nào?

Tại tiết 3.1.1 tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2011/BCA quy định về kỹ thuật kê xếp như sau:

Tất cả các loại vũ khí dự trữ nhà nước trong kho cất giữ đều phải được xếp trên giá kê, bục kê, ụ kê, tủ bảo quản hàng trong thời gian lưu kho.

- Giá kê hàng được làm bằng thép, gỗ hoặc các vật liệu tổng hợp bảo đảm chắc chắn, an toàn trong bảo quản.

- Bục kê được làm bằng bê tông, cốt thép có kích thước phù hợp với diện tích nhà kho và kích thước hàng hóa. Yêu cầu giá kê, bục kê có chiều cao tối thiểu 350mm.

- Đặt các giá kê, ụ kê, tủ bảo quản bảo đảm khoảng cách giữa các lô hàng tối thiểu 600mm, cách tường hoặc cột nhà kho tối thiểu 600mm. Đường đi trong kho rộng tối thiểu 1200mm để bảo đảm cho công tác vận chuyển, kê xếp. Khi sắp xếp hàng trong kho, phải xếp cách trần và các thiết bị điện tối thiểu 600mm.

* Yêu cầu về việc kê xếp vũ khí dự trữ nhà nước trong kho như sau:

- Không được xếp các thiết bị khác nhau về hình dạng, chủng loại và chất lượng vào cùng một lô hàng;

- Không xếp chung vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ với các loại hóa chất và các loại hàng hóa khác trong cùng một nhà kho. Những thiết bị phụ kiện đi kèm phải để trên giá kê riêng. Súng không xếp chung với đạn trong một nhà kho;

- Khi kê xếp hàng hóa, phải tuân thủ theo ký mã hiệu hướng dẫn ngoài bao bì, quay mặt nhãn mác ra ngoài đường công tác, đường kiểm tra để dễ quan sát, nắp hòm hướng lên phía trên. Không được chồng quá cao các thiết bị lên nhau nhằm tránh trường hợp các thiết bị bên dưới bị méo, bẹp.

Bảo quản vũ khí dự trữ nhà nước trong kho ra sao?

Tại tiết 3.1.3 tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2011/BCA quy định về bảo quản vũ khí dự trữ nhà nước sau khi nhập kho như sau:

"3.1.3. Bảo quản định kỳ vũ khí
Vũ khí phải được bảo dưỡng kỹ thuật theo quy định sau:
3.1.3.1. Bảo dưỡng kỹ thuật I:
a) Chu kỳ bảo dưỡng
- Đối với súng các loại mỗi năm 01 lần;
- Đối với khí tài các loại 06 tháng/01 lần.
b) Nội dung bảo dưỡng:
Lau chùi, cạo rỉ các điểm bị hoen rỉ trên bề mặt các bộ phận, chi tiết, phủ lớp mỡ bổ sung; thấm và lau khô các vị trí bị ướt, ẩm mốc hoặc hấp hơi nước; tháo kính ngắm các loại (nếu có) cất giữ riêng.
3.1.3.2. Bảo dưỡng kỹ thuật II:
a) Chu kỳ bảo dưỡng
- Súng các loại, phụ tùng chi tiết thay thế 4 năm/01 lần;
- Kính ngắm quang học, kính ngắm hồng ngoại, khí tài các loại mỗi năm 01 lần.
b) Nội dung bảo dưỡng:
Kiểm tra lý lịch, tài liệu theo súng; tẩy mỡ cũ, lau chùi, kiểm tra kỹ thuật; tháo cụm, kiểm tra, sửa chữa cụm; tháo chi tiết, tẩy rửa, sửa chữa chi tiết; thay cụm hoặc chi tiết; lắp cụm, kiểm tra; lắp hoàn chỉnh, kiểm tra nhúng mỡ bảo quản; sửa chữa hòm, hộp, căn chèn, in, sơn xì ký hiệu, bổ sung đồng bộ dụng cụ, phụ tùng kèm theo, bao gói đóng hòm; khi tiến hành bảo dưỡng, phải thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật đã hướng dẫn.
3.1.3.3. Đảo chuyển vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
- Định kỳ đảo hòm, hộp chứa đựng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trong kho mỗi năm 01 lần;
- Kỹ thuật đảo chuyển từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ giữa ra hai bên. Trường hợp hòm, hộp bị hư hỏng, phải sửa chữa hoặc thay mới.
3.1.3.4. Ghi chép hồ sơ bảo quản
Sau khi bảo quản xong, thủ kho phải ghi chép vào phiếu theo dõi bảo quản bao gồm:
- Nội dung, chất lượng trước và sau khi bảo quản;
- Họ tên, địa chỉ người bảo quản;
- Thời gian tiến hành bảo quản;
- Lãnh đạo kho, thủ kho, cán bộ bảo quản ký tên."

Theo đó có 2 quy định về bảo dưỡng vũ khí là bảo dưỡng kỹ thuật I và II trường hợp cụ thể thực hiện theo quy định nêu trên.

Vũ khí Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Vũ khí
Vũ khí dự trữ nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Được sử dụng dao găm làm vũ khí tự vệ không? Nếu không thì khi sử dụng cá nhân bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Việc tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt gồm những nội dung gì? Và được thực hiện dưới những hình thức thế nào?
Pháp luật
Vũ khí quân dụng bao gồm những loại nào và được sử dụng vào mục đích gì? Sử dụng vũ khí quân dụng trái phép bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Mang theo dùi cui điện bên người có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì sẽ bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Hành vi hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sửa chữa và sử dụng vũ khí dưới hình thức hướng dẫn qua mạng xã hội có bị cấm không?
Pháp luật
Huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ được áp dụng cho những đối tượng nào?
Pháp luật
Thực hiện quản lý nhà nước về vũ khí gồm những nội dung gì? Bộ Quốc phòng có trách nhiệm như thế nào trong quản lý nhà nước về vũ khí?
Pháp luật
Mua bán, sử dụng súng bắn đạn thạch có vi phạm pháp luật không? Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm?
Pháp luật
Vận chuyển trái phép súng săn qua biên giới có thể phải đi tù? Người vận chuyển trái phép súng săn bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Bình xịt chất gây mê có được xem là vũ khí không? Sử dụng bình xịt chất gây mê làm vũ khí tự vệ có vi phạm pháp luật không? Hành vi sử dụng bình xịt chất gây mê bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vũ khí
1,428 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vũ khí Vũ khí dự trữ nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào