Vụ Chính sách Thương mại Đa biên thuộc Bộ Công Thương tham gia cơ chế tham vấn giải quyết tranh chấp thương mại đầu tư ASEAN với vai trò gì?
- Cơ cấu tổ chức của Vụ Chính sách Thương mại Đa biên thuộc Bộ Công Thương gồm các phòng ban nào?
- Vụ Chính sách Thương mại Đa biên tham gia cơ chế tham vấn giải quyết tranh chấp thương mại đầu tư ASEAN với vai trò gì?
- Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên thuộc Bộ Công Thương có các nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Cơ cấu tổ chức của Vụ Chính sách Thương mại Đa biên thuộc Bộ Công Thương gồm các phòng ban nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Quyết định 847/QĐ-BCT năm 2013 quy định về cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc của Vụ Chính sách Thương mại Đa biên như sau:
Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc
...
3. Vụ được tổ chức các phòng:
a) Phòng WTO;
b) Phòng ASEAN;
c) Phòng APEC - ASEM;
d) Phòng Tổng hợp và các tổ chức đa biên.
Lãnh đạo Phòng có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng theo quy định.
Như vậy, theo quy định, cơ cấu tổ chức của Vụ Chính sách Thương mại Đa biên thuộc Bộ Công Thương gồm 04 phòng sau đây:
(1) Phòng WTO;
(2) Phòng ASEAN;
(3) Phòng APEC - ASEM;
(4) Phòng Tổng hợp và các tổ chức đa biên.
Cơ cấu tổ chức của Vụ Chính sách Thương mại Đa biên thuộc Bộ Công Thương gồm các phòng ban nào? (Hình từ Internet)
Vụ Chính sách Thương mại Đa biên tham gia cơ chế tham vấn giải quyết tranh chấp thương mại đầu tư ASEAN với vai trò gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quyết định 847/QĐ-BCT năm 2013 quy định nhiệm vụ chủ yếu của Vụ Chính sách Thương mại Đa biên như sau:
Nhiệm vụ chủ yếu
...
2. Về hội nhập kinh tế ASEAN:
...
e) Chủ trì hoặc tham gia phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn, tổ chức triển khai các cam kết kinh tế, thương mại và các nội dung khác liên quan đến hợp tác kinh tế - thương mại mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia trong khuôn khổ ASEAN, ASEAN+;
g) Thực hiện vai trò cơ quan đầu mối quốc gia của Việt Nam tham gia khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA);
h) Thực hiện vai trò đầu mối quốc gia của Việt Nam tham gia cơ chế tham vấn giải quyết tranh chấp thương mại đầu tư ASEAN (ACT);
i) Chủ trì hoặc phối hợp xử lý các tranh chấp về kinh tế - thương mại khi triển khai cam kết trong khuôn khổ ASEAN và ASEAN+;
k) Phối hợp với các Vụ chức năng, các Bộ, ngành có liên quan, đề xuất giải pháp phát triển quan hệ với các thành viên ASEAN, các nước, các tổ chức quốc tế đối tác của ASEAN;
l) Chủ trì hoặc tham gia điều phối các dự án hợp tác mà Việt Nam tham gia trong khuôn khổ ASEAN và ASEAN+ theo sự phân công của lãnh đạo Bộ;
...
Như vậy, theo quy định thì Vụ Chính sách Thương mại Đa biên thực hiện vai trò đầu mối quốc gia của Việt Nam tham gia cơ chế tham vấn giải quyết tranh chấp thương mại đầu tư ASEAN (ACT).
Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên thuộc Bộ Công Thương có các nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quyết định 847/QĐ-BCT năm 2013 quy định về cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc của Vụ Chính sách Thương mại Đa biên như sau:
Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc
...
2. Vụ thực hiện làm việc theo chế độ thủ trưởng. Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các nhiệm vụ quy định tại Điều 2 và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
a) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các mặt công tác của Vụ;
b) Phân công công việc và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của Phó Vụ trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và công chức của Vụ;
c) Thừa lệnh Bộ trưởng ký một số văn bản để trả lời, giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ, điều hành công việc theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý của Vụ;
d) Thực hiện công tác thông tin cho công chức trong Vụ theo quy chế làm việc của Bộ;
đ) Quyết định nội dung báo cáo sơ kết, tổng kết và kiến nghị với Bộ trưởng về các chủ trương, giải pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ của Vụ;
e) Ban hành các nội quy, quy định của Vụ, tổ chức thực hiện các quy định, quy chế của Bộ, Cơ quan Bộ, quản lý công chức và tài sản được giao theo phân cấp của Bộ.
...
Như vậy, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
(1) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các mặt công tác của Vụ;
(2) Phân công công việc và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của Phó Vụ trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và công chức của Vụ;
(3) Thừa lệnh Bộ trưởng ký một số văn bản để trả lời, giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ, điều hành công việc theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý của Vụ;
(4) Thực hiện công tác thông tin cho công chức trong Vụ theo quy chế làm việc của Bộ;
(5) Quyết định nội dung báo cáo sơ kết, tổng kết và kiến nghị với Bộ trưởng về các chủ trương, giải pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ của Vụ;
(6) Ban hành các nội quy, quy định của Vụ, tổ chức thực hiện các quy định, quy chế của Bộ, Cơ quan Bộ, quản lý công chức và tài sản được giao theo phân cấp của Bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?