Vụ Bưu chính thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông là tổ chức xây dựng giá cước dịch vụ bưu chính công ích đúng không?
Vụ Bưu chính thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông là tổ chức xây dựng giá cước dịch vụ bưu chính công ích đúng không?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Bưu chính thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định tại Điều 2 Quyết định 1498/QĐ-BTTTT năm 2023 (Có hiệu lực từ 14/08/2023). Trong đó, Vụ Bưu chính có nhiệm vụ và quyền hạn trong về dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
2. Về dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí
a) Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành: danh mục dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí; quy định về giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí; quy định về phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích; quy định về các dịch vụ bưu chính khác cung ứng trên mạng bưu chính công cộng theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích;
c) Phối hợp với cơ quan liên quan tham mưu quản lý về mạng, giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước.
...
Như vậy, Vụ Bưu chính thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành danh mục dịch vụ bưu chính công ích; quy định về giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật.
Trước đây, nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Bưu chính được quy định tại Điều 2 Quyết định 1438/QĐ-BTTTT năm 2017 (Hết hiệu lực từ 14/08/2023). Trong đó, Vụ Bưu chính có nhiệm vụ và quyền hạn trong lĩnh vực bưu chính công ích như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
7. Về bưu chính công ích và các nhiệm vụ đặc thù khác trong lĩnh vực bưu chính
a) Chủ trì xây dựng cơ chế hỗ trợ việc cung ứng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí, lộ trình giảm dần phạm vi dịch vụ và thời điểm kết thúc dịch vụ bưu chính dành riêng; phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng quy định về mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước; danh mục dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí, trình Bộ trưởng để trình cấp có thẩm quyền ban hành;
b) Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành quy định về phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng; giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ bưu chính công ích trong hoạt động phát hành báo chí và các dịch vụ bưu chính khác theo quy định của pháp luật;
c) Thẩm định về chuyên môn đối với dự thảo các quy định về mạng, giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước trước khi trình Bộ trưởng ban hành.
Như vậy, Vụ Bưu chính có nhiệm vụ chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành quy định về phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng; giá cước dịch vụ bưu chính công ích, chất lượng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ bưu chính công ích trong hoạt động phát hành báo chí và các dịch vụ bưu chính khác theo quy định của pháp luật.
Vụ Bưu chính thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (Hình từ Internet)
Ngoài nhiệm vụ và quyền hạn trong lĩnh vực bưu chính công ích, Vụ Bưu chính còn có những nhiệm vụ và quyền hạn nào khác?
Ngoài nhiệm vụ và quyền hạn trong lĩnh vực bưu chính công ích, Vụ Bưu chính còn có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 Quyết định 1498/QĐ-BTTTT năm 2023 (Có hiệu lực từ 14/08/2023) như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Nhiệm vụ chung trong công tác quản lý nhà nước về bưu chính
a) Chủ trì, phối hợp xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bưu chính;
b) Chủ trì, phối hợp xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm, chương trình, đề án, dự án về bưu chính;
c) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án bưu chính đã được phê duyệt theo phân công của Bộ trưởng;
d) Nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển, chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng bưu chính, bao gồm: hạ tầng mạng lưới bưu chính, hạ tầng số, hạ tầng dữ liệu trong lĩnh vực bưu chính;
đ) Nghiên cứu, đề xuất chính sách để các doanh nghiệp bưu chính tham gia thúc đẩy chính phủ số, xã hội số, kinh tế số nông nghiệp, nông thôn;
e) Nghiên cứu, đề xuất, điều phối triển khai chuyển đổi số bưu chính; khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp bưu chính lớn chuyển dịch theo hướng doanh nghiệp công nghệ;
g) Chủ trì hoặc phối hợp xây dựng trình Bộ trưởng ban hành phương án huy động hạ tầng, phương tiện và sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp bưu chính trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật; chỉ đạo, phối hợp hướng dẫn kiểm tra công tác bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động bưu chính;
h) Trình Bộ trưởng ban hành quy định về mã bưu chính quốc gia; quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu mã bưu chính quốc gia;
i) Phối hợp xây dựng, hướng dẫn thực hiện các quy định về thuế, phí và lệ phí trong lĩnh vực bưu chính theo quy định của pháp luật;
k) Quản lý về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bưu chính, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ bưu chính;
l) Tham mưu giúp Bộ trưởng trong công tác phối hợp với các bộ, ngành và địa phương triển khai hoạt động quản lý nhà nước về bưu chính; quản lý nhà nước đối với hoạt động của các hội, hiệp hội về bưu chính;
m) Tham gia xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực bưu chính;
n) Thu thập, tổng hợp số liệu các chỉ tiêu, báo cáo thống kê về bưu chính; điều tra, khảo sát, thu thập, quản lý, khai thác và cập nhật thông tin, dữ liệu bưu chính và các thông tin, dữ liệu khác phục vụ quản lý nhà nước về bưu chính;
o) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực bưu chính;
p) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế trong hoạt động bưu chính theo phân công của Bộ trưởng.
2. Về dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí
a) Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành: danh mục dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí; quy định về giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí; quy định về phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích; quy định về các dịch vụ bưu chính khác cung ứng trên mạng bưu chính công cộng theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích;
c) Phối hợp với cơ quan liên quan tham mưu quản lý về mạng, giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước.
3. Về dịch vụ bưu chính không thuộc dịch vụ bưu chính công ích
a) Thẩm định hồ sơ, trình Bộ trưởng cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép bưu chính theo quy định của pháp luật;
b) Thẩm định hồ sơ, thừa lệnh Bộ trưởng cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính theo quy định của pháp luật;
c) Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành quy định về quản lý giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính theo quy định của pháp luật và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện.
4. Về tem bưu chính
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành các quy định về tem bưu chính, mã số tem bưu chính Việt Nam;
b) Xây dựng, thẩm định, trình Bộ trưởng ban hành Chương trình đề tài tem bưu chính hàng năm, thiết kế mẫu tem bưu chính, quyết định phát hành tem bưu chính theo quy định của pháp luật;
c) Kiểm tra, giám sát việc sản xuất, kinh doanh, tuyên truyền, trưng bày, triển lãm, nhập khẩu, hủy, lưu trữ tem bưu chính; lưu trữ, khai thác và sử dụng các kho tem bưu chính thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định của pháp luật;
d) Quản lý việc trao đổi tem bưu chính nghiệp vụ với các nước thành viên Liên minh Bưu chính Thế giới và các tổ chức quốc tế; việc tham gia hệ thống mã số tem bưu chính của Liên minh Bưu chính Thế giới;
đ) Chủ trì, phối hợp tổ chức triển lãm tem bưu chính quốc gia, thi thiết kế mẫu tem bưu chính Việt Nam cấp quốc gia; tham gia triển lãm tem bưu chính quốc tế.
5. Quản lý về tổ chức, công chức, tài sản, tài liệu của Vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng giao.
Trước đây, theo Điều 2 Quyết định 1438/QĐ-BTTTT năm 2017 (Hết hiệu lực từ 14/08/2023), Vụ Bưu chính còn có một số nhiệm vụ và quyền hạn khác như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, đề xuất và thực hiện việc xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bưu chính.
2. Chủ trì, phối hợp xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm, chương trình, đề án, dự án về bưu chính.
3. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án bưu chính đã được phê duyệt theo phân công của Bộ trưởng.
4. Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép và trình Bộ trưởng cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép bưu chính theo quy định của pháp luật.
5. Thẩm định hồ sơ và thừa lệnh Bộ trưởng cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung văn bản xác định thông báo hoạt động bưu chính; cấp giấy phép nhập khẩu tem bưu chính theo quy định của pháp luật.
6. Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành quy định về chất lượng dịch vụ bưu chính, hoạt động của mạng bưu chính công cộng và các dịch vụ bưu chính khác theo quy định của pháp luật.
...
9. Trình Bộ trưởng ban hành quy định cụ thể về mã bưu chính quốc gia; quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu mã bưu chính quốc gia.
10. Chủ trì hoặc phối hợp xây dựng trình Bộ trưởng ban hành phương án huy động mạng và dịch vụ của các doanh nghiệp bưu chính trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật; chỉ đạo, phối hợp hướng dẫn kiểm tra công tác bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động bưu chính.
11. Phối hợp xây dựng, hướng dẫn thực hiện các quy định về thuế, phí và lệ phí trong lĩnh vực bưu chính theo quy định của pháp luật; quản lý về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bưu chính, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng dịch vụ bưu chính.
...
Vụ Bưu chính có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Vụ Bưu chính thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định tại Điều 3 Quyết định 1498/QĐ-BTTTT năm 2023 (Có hiệu lực từ 14/08/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
Vụ Bưu chính có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng và các công chức chuyên môn giúp việc.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác của Vụ, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức trong Vụ Bưu chính do Vụ trưởng quy định.
Biên chế của Vụ Bưu chính do Bộ trưởng quyết định trong tổng số biên chế hành chính của Bộ được giao.
Trước đây, theo Điều 3 Quyết định 1438/QĐ-BTTTT năm 2017 (Hết hiệu lực từ 14/08/2023) thì Vụ Bưu chính có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng và các công chức chuyên môn trực tiếp giúp việc.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác của Vụ, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?