Vụ Bình đẳng giới thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng gì? Vụ Bình đẳng giới có những nhiệm vụ nào?
Vụ Bình đẳng giới thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng gì?
Chức năng của Vụ Bình đẳng giới được quy định tại Điều 1 Quyết định 1246/QĐ-LĐTBXH năm 2017 như sau:
Vụ Bình đẳng giới là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Vụ Bình đẳng giới là đơn vị thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
Vụ Bình đẳng giới thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Hình từ Internet)
Vụ Bình đẳng giới thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có những nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của Vụ Bình đẳng giới quy định tại Điều 2 Quyết định 1246/QĐ-LĐTBXH năm 2017 như sau:
Vụ Bình đẳng giới có nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ:
a. Các dự án luật, pháp lệnh và văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới;
b. Chiến lược, kế hoạch dài hạn và hàng năm, chương trình, dự án, đề án, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
c. Cơ chế, chính sách nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội bình đẳng cho nữ và nam trong phát triển kinh tế, xã hội;
d. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, thông tin, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, gia đình và các lĩnh vực khác.
2. Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định của Nhà nước, của Bộ về bình đẳng giới theo phân công của Bộ.
3. Tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
4. Tham gia thực hiện công tác thống kê, thông tin về bình đẳng giới.
5. Giúp Bộ triển khai thực hiện Công ước Liên hiệp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW).
6. Là đầu mối tham gia các hoạt động của Ủy ban địa vị phụ nữ Liên hiệp quốc (CSW), các hoạt động của Liên hiệp quốc về kiểm điểm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh về phụ nữ; các hoạt động của Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế trong APEC; duy trì, điều phối Nhóm hợp tác hành động về giới (GAP) tại Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế khác theo phân công của Bộ.
7. Tham gia nghiên cứu khoa học; phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật; tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng về bình đẳng giới.
8. Sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ và đột xuất về bình đẳng giới.
9. Quản lý công chức; cơ sở vật chất, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Theo đó, vụ Bình đẳng giới thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có những nhiệm vụ như sau:
- Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ:
+ Các dự án luật, pháp lệnh và văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới;
+ Chiến lược, kế hoạch dài hạn và hàng năm, chương trình, dự án, đề án, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
+ Cơ chế, chính sách nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội bình đẳng cho nữ và nam trong phát triển kinh tế, xã hội;
+ Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, thông tin, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, gia đình và các lĩnh vực khác.
- Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định của Nhà nước, của Bộ về bình đẳng giới theo phân công của Bộ.
- Tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
- Tham gia thực hiện công tác thống kê, thông tin về bình đẳng giới.
- Giúp Bộ triển khai thực hiện Công ước Liên hiệp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW).
- Là đầu mối tham gia các hoạt động của Ủy ban địa vị phụ nữ Liên hiệp quốc (CSW), các hoạt động của Liên hiệp quốc về kiểm điểm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh về phụ nữ; các hoạt động của Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế trong APEC; duy trì, điều phối Nhóm hợp tác hành động về giới (GAP) tại Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế khác theo phân công của Bộ.
- Tham gia nghiên cứu khoa học; phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật; tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng về bình đẳng giới.
- Sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ và đột xuất về bình đẳng giới.
- Quản lý công chức; cơ sở vật chất, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Vụ Bình đẳng giới thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có những chức danh lãnh đạo nào?
Lãnh đạo Vụ Bình đẳng giới được quy định tại Điều 3 Quyết định 1246/QĐ-LĐTBXH năm 2017 như sau:
Vụ Bình đẳng giới có Vụ trưởng, không quá 03 Phó Vụ trưởng và một số công chức.
Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc và mối quan hệ công tác của Vụ; sắp xếp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho công chức trong Vụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Theo đó, Vụ Bình đẳng giới có Vụ trưởng, không quá 03 Phó Vụ trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?