Vụ 2 Thanh tra Chính phủ là gì? Vụ 2 Thanh tra Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?
Vụ 2 Thanh tra Chính phủ là gì?
Vụ 2 Thanh tra Chính phủ được căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 81/2023/NĐ-CP như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
6. Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành (Vụ I).
7. Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II).
8. Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối văn hóa, xã hội (Vụ III).
...
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 14 là các tổ chức hành chính, giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị từ khoản 15 đến khoản 19 là các đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ.
Ban Tiếp công dân trung ương có bộ phận thường trực tại Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng Thanh tra Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Thanh tra Chính phủ.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Vụ 2 Thanh tra Chính phủ có tên gọi là Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp.
Vụ 2 Thanh tra Chính phủ là tổ chức hành chính, giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Vụ 2 Thanh tra Chính phủ là gì? Vụ 2 Thanh tra Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn thế nào? (Hình từ Internet)
Vụ 2 Thanh tra Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?
Vụ 2 Thanh tra Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn được căn cứ theo Điều 2 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Vụ Thanh tra khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II) do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1134/QĐ-TTCP năm 2013 như sau:
(1) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm và các chương trình, kế hoạch khác về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ;
- Giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra các bộ, ngành khối nội chính và kinh tế tổng hợp thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Giúp Tổng Thanh tra Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra các bộ, ngành thuộc khối nội chính và kinh tế tổng hợp xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra; chỉ đạo, hướng dẫn công tác chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các tổ chức thanh tra bộ, ngành được phân công;
- Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của các kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và của Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ thuộc khối nội chính và kinh tế tổng hợp khi cần thiết;
- Giúp Tổng Thanh tra Chính phủ trong việc đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thuộc khối nội chính và kinh tế tổng hợp tiến hành thanh tra trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ không đồng ý thì trình Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định thanh tra và chủ trì thực hiện;
- Giúp Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét xử lý vấn đề mà Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ thuộc khối nội chính và kinh tế tổng hợp không nhất trí với thủ trưởng cùng cấp về công tác thanh tra;
- Giúp Tổng Thanh tra Chính phủ xử lý việc chồng chéo, trùng lắp về thời gian, nội dung thanh tra, kiểm tra của các đoàn thanh tra, kiểm tra do cơ quan Thanh tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành;
- Tham mưu cho Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định do Bộ, ngành ban hành trái với văn bản pháp luật của Nhà nước, của Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Phối hợp với Thanh tra Bộ, ngành trong khối nội chính và kinh tế tổng hợp theo dõi tình hình thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đề xuất kịp thời với Tổng Thanh tra Chính phủ các giải pháp giải quyết khi có dấu hiệu phát sinh phức tạp;
- Tổng kết kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn; tham gia nghiên cứu lý luận, nghiệp vụ về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng; đề xuất việc sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật.
(2) Trực tiếp thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo:
- Trực tiếp thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khối nội chính và kinh tế tổng hợp; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và các cơ quan, đơn vị khác theo kế hoạch được duyệt hoặc đột xuất do Tổng Thanh tra Chính phủ giao;
- Đề xuất Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ thuộc khối nội chính và kinh tế tổng hợp kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Giúp Tổng Thanh tra Chính phủ giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền Tổng Thanh tra Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ giao thuộc các lĩnh vực, bộ, ngành được phân công phụ trách; phối hợp với Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư để tiếp công dân đến Thanh tra Chính phủ khiếu nại, tố cáo đối với những vụ việc giao Vụ II chủ trì xem xét, giải quyết;
- Giúp Tổng Thanh tra Chính phủ tổ chức, theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo hoạt động của các Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo do Vụ II chủ trì hoặc do cán bộ, công chức của Vụ II làm trưởng đoàn; tổng hợp kết quả và xây dựng báo cáo tổng kết các cuộc thanh tra diện rộng được phân công.
(3) Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học theo sự phân công của Tổng Thanh tra Chính phủ.
(4) Quản lý cán bộ, công chức và tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng Thanh tra Chính phủ.
(5) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Thanh tra Chính phủ giao.
Vụ 2 Thanh tra Chính phủ làm việc theo chế độ nào?
Vụ 2 Thanh tra Chính phủ làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch theo đúng quy định của pháp luật được căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Vụ Thanh tra khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II) do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1134/QĐ-TTCP năm 2013.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?