Vòng 1 có số đo bao nhiêu thì được làm tiếp viên hàng không? Tiếp viên hàng không phải đáp ứng điều kiện gì về da và các bệnh ngoài da?
Vòng 1 có số đo bao nhiêu thì được làm tiếp viên hàng không theo quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của Bộ Y tế?
Căn cứ Điều 2 Thông tư liên tịch 18/2012/TTLT-BYT-BGTVT quy định như sau:
Phân nhóm tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên hàng không
1. Nhóm 1 quy định tiêu chuẩn sức khỏe đối với các đối tượng sau:
a) Người lái tàu bay thương mại;
b) Người lái tàu bay thuộc tổ lái nhiều thành viên;
c) Người lái tàu bay vận tải hàng không;
d) Người dự tuyển vào học để thực hiện một trong các công việc quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều này.
2. Nhóm 2 quy định tiêu chuẩn sức khỏe đối với các đối tượng sau:
a) Tiếp viên hàng không;
b) Người lái tàu bay tư nhân;
c) Người thực hiện nhiệm vụ cơ giới trên không;
d) Người dẫn đường trên không;
đ) Người điều khiển tàu lượn;
e) Người điều khiển khinh khí cầu;
g) Người dự tuyển vào học để thực hiện một trong các công việc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e Khoản 2 Điều này.
3. Nhóm 3 quy định tiêu chuẩn sức khỏe đối với các đối tượng sau:
a) Kiểm soát viên không lưu;
b) Người dự tuyển vào học để làm kiểm soát viên không lưu.
Và theo Mục A Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 18/2012/TTLT-BYT-BGTVT quy định tiêu chuẩn sức khỏe nhân viên hàng không như sau:
Theo đó, vòng ngực trung bình của tiếp viên hàng không (cả nam và nữ) phải ³ 50% so với chiều cao.
Tiêu chuẩn về chiều cao của nữ tiếp viên hàng không là từ 1m58 trở lên, của nam tiếp viên hàng không là từ 1m62 trở lên.
Như vậy, tiêu chuẩn vòng ngực thấp nhất của nữ tiếp viên hàng không là 79cm, của nam tiếp viên hàng không là 81cm.
Ngoài các tiêu chuẩn này thì tiếp viên hàng không còn phải đáp ứng các điều kiện khác về sức khỏe như cân nặng, chỉ số BMI, các bệnh lý và các tiêu chuẩn khác của từng hãng hàng không như trình độ học vấn, ngoại ngữ,...
Vòng 1 có số đo bao nhiêu thì được làm tiếp viên hàng không? Tiếp viên hàng không phải đáp ứng điều kiện về da và các bệnh ngoài da? (Hình từ Internet).
Tiếp viên hàng không phải đáp ứng điều kiện về da và các bệnh ngoài da như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 13 Mục B Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 18/2012/TTLT-BYT-BGTVT quy định quy định như sau:
13. Da và các bệnh ngoài da
13.1. Da và các bệnh, tật da liễu nói chung
a) Không có các bệnh, tật da liễu ảnh hưởng đến lao động bay, an toàn bay và thẩm mỹ.
b) Khi bị mắc bất kỳ bệnh da liễu nào, tiếp viên hàng không phải thông báo với nhân viên y tế để khám và điều trị kịp thời.
c) Mắc bất kỳ bệnh da lây nhiễm nào phải được điều trị khỏi (bệnh nhiễm khuẩn, virus, nấm…).
13.2. Nếu mắc một trong các bệnh da liễu sau thì không đủ điều kiện:
a) Bệnh viêm da cơ địa chưa điều trị khỏi.
b) Các bệnh da dị ứng, tự miễn như: bệnh da bọng nước, lupus ban đỏ, xơ cứng bì, viêm bì cơ, bệnh vảy nến, mày đay mạn…
c) Các bệnh da ác tính: ung thư tế bào gai, tế bào đáy, hắc tố, u lympho…chưa điều trị khỏi.
d) Mắc các bệnh hoa liễu chưa điều trị khỏi.
Theo như quy định trên, tiếp viên hàng không phải đáp ứng điều kiện về da và các bệnh ngoài da như sau:
- Không có các bệnh, tật da liễu ảnh hưởng đến lao động bay, an toàn bay và thẩm mỹ.
- Khi bị mắc bất kỳ bệnh da liễu nào, tiếp viên hàng không phải thông báo với nhân viên y tế để khám và điều trị kịp thời.
- Mắc bất kỳ bệnh da lây nhiễm nào phải được điều trị khỏi (bệnh nhiễm khuẩn, virus, nấm…).
Trường hợp mắc một trong các bệnh ngoài da liệt kê dưới đây được xem là không đủ tiêu chuẩn:
- Bệnh viêm da cơ địa chưa điều trị khỏi.
- Các bệnh da dị ứng, tự miễn như: bệnh da bọng nước, lupus ban đỏ, xơ cứng bì, viêm bì cơ, bệnh vảy nến, mày đay mạn…
- Các bệnh da ác tính: ung thư tế bào gai, tế bào đáy, hắc tố, u lympho…chưa điều trị khỏi.
- Mắc các bệnh hoa liễu chưa điều trị khỏi.
Nhiệm vụ của tiếp viên hàng không là gì?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Nhiệm vụ theo chức danh của nhân viên hàng không
...
5. Các chức danh nhân viên hàng không quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 6 của Thông tư này thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không về lĩnh vực tàu bay, khai thác tàu bay, quản lý và bảo đảm hoạt động bay.
Và theo Điều 6 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 35/2021/TT-BGTVT có quy định:
Chức danh nhân viên hàng không
1. Thành viên tổ lái bao gồm lái chính, lái phụ và nhân viên hàng không khác phù hợp với loại tàu bay.
2. Giáo viên huấn luyện bay.
3. Tiếp viên hàng không.
4. Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay.
5. Nhân viên điều độ, khai thác bay.
6. Nhân viên không lưu.
7. Nhân viên thông báo tin tức hàng không.
8. Nhân viên bản đồ, sơ đồ, dữ liệu hàng không.
9. Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không.
10. Nhân viên khí tượng hàng không.
11. Nhân viên thiết kế phương thức bay.
12. Nhân viên tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng.
13. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không.
14. Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.
15. Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay.
16. Nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không, sân bay.
Theo như quy định trên, tiếp viên hàng không sẽ thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không về lĩnh vực tàu bay, khai thác tàu bay, quản lý và bảo đảm hoạt động bay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?